Tuesday, June 17, 2014

Võ Hoàng Yến và Nguyễn Từ An thảo luận về học tập cho người khuyết tật tại diễn đàn Australia

June 16, 2014

Hai học viên Học bổng Chính phủ Australia Võ Hoàng Yến và Nguyễn Từ An là diễn giả khách mời tại Diễn đàn Hội Người Khuyết tật và Phát triển Australia, tổ chức mới đây tại Melbourne với chủ đề Thúc đẩy Giáo dục Hòa nhập.

Phần trình bày của hai học viên tập trung vào trải nghiệm học tập khi là người khuyết tật. Hai mươi lăm người tham dự diễn đàn này bao gồm các đại diện của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), có mặt để trao đổi về các hoạt động của Bộ trong lĩnh vực này. Viện CBM Nossal (một tổ chức nghiên cứu về người khuyết tật) thảo luận về những kết luận mới nhất trong nghiên cứu do DFAT tài trợ về giáo dục hòa nhập. Cô Cara Ellickson, Cố vấn về Giới và Hòa nhập Xã hội của Học bổng Chính phủ Australia, cũng tham gia vào diễn đàn.


Từ trái sang phải: Chị Nguyễn Từ An, cô Cara Ellickson và chị Võ Hoàng Yến

Đáng chú ý là cả hai học viên cũng tham dự buổi trao đổi của DFAT về việc phát triển một Chiến dịch cho Người Khuyết tật thuộc chương trình của Australian Aid từ năm 2015.

Cả Nguyễn Từ An và Võ Hoàng Yến đang học tại Đại học La Trobe. Chị Nguyễn Từ An hiện học khóa thạc sỹ nghiên cứu về Khoa học Y tế theo Học bổng Chính phủ Australia, còn chị Võ Hoàng Yến học chương trình Tiến sỹ về Khoa học Y tế bằng học Học bổng Lãnh đạo Australia.

Chị Nguyễn Từ An, một giảng viên tại Đại học Bình Dương, đã được phỏng vấn trên Truyền hinh Việt Nam hồi năm ngoái trong chương trình nói về các học viên khuyết tật Học bổng Chính phủ Australia và làm thế nào để vượt qua những khó khăn. Chương trình này có thể xem trên Youtube theo đường link dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=cPco2yfkbyk

Còn chị Võ Hoàng Yến là một gương mặt quen thuộc trên báo chí và truyền hình Việt Nam. Là người sáng lập ra DRD (Trung tâm Nghiên cứu và Nâng cao Năng lực Khuyết tật), chị phụ trách nhiều dự án và sáng kiến hỗ trợ người khuyết tật. Chị giành được giải thưởng Kazuo Itoga năm 2009 vì thành tích thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật.

Dưới đây là đường link Youtube một buổi phỏng vấn chị trên VTV: https://www.youtube.com/watch?v=_ZONKfI8GtM

Chị Võ Hoàng Yến từng chia sẻ trong một email gần đây về quyết định đi học ở Australia:

“Việt Nam vẫn còn thiếu một Viện nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực khuyết tật nên tôi và các đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu và Nâng cao Năng lực Khuyết tật – DRD vẫn ước ao phát triển DRD thành một Viện như thế với đầy đủ nhân lực và tài lực cùng với một chương trình đào tạo online để có thể cung cấp cơ hội học tập và phát triển cho nhiều người khuyết tật hơn, đặc biệt là các thanh thiếu niên, đồng thời chúng tôi cũng sẽ phát triển chương trình đào tạo riêng cho những nhân viên xã hội đang làm hoặc muốn làm việc với người khuyết tật. Các nghiên cứu trong tương lai của chúng tôi cũng sẽ đóng góp cho việc hoạch định tốt hơn các chính sách về người khuyết tật. Chương trình học tiến sĩ chuyên sâu về lĩnh vực công tác xã hội và người khuyết tật với các chuyên gia đã đi trước rất lâu trong những lĩnh vực này sẽ giúp tôi có thêm những kiến thức cần thiết để thực hiện ước nguyện này”.

Vo Hoang Yen and Nguyen Tu An discuss studying with disability at Australian forum

Australia Awards scholars Vo Hoang Yen and Nguyen Tu An were guest speakers at the recent Australian Disability and Development Consortium’s (ADDC) Practitioner Forum held in Melbourne on the theme of Promoting Inclusive Education.

Their presentations focused on their lived experience of studying with a disability.

Twenty five people attended the forum including representatives from DFAT who presented on DFAT’s work in this area and CBM Nossal who discussed their latest findings from DFAT funded research on inclusive education. Cara Ellickson, the Australia Awards Vietnam Office Gender and Social Inclusion Advisor also participated in the forum.


From left to right: Nguyen Tu An, Cara Ellickson and Vo Hoang Yen

It is noteworthy that both scholars also attended DFAT’s Melbourne consultation on the development of a new Disability Strategy for the Australian Aid program from 2015.

Both Nguyen Tu An and Vo Hoang Yen are studying at La Trobe University. Ms. Tu An is taking an MA by research course in Health Sciences on an Australia Awards Scholarship, while Ms. Hoang Yen is pursuing a PhD degree in Health Sciences on an Australia Leadership Award.
Nguyen Tu An, a lecturer at Binh Duong University, was interviewed last year on a Vietnam Television (VTV) program about Australia Awards scholars with disabilities and how they managed to overcome difficulties to succeed. Her interview is available on You Tube via the following link: https://www.youtube.com/watch?v=cPco2yfkbyk

As for Vo Hoang Yen, she has long been a familiar face on Vietnam’s television and newspapers. As the founder of the Disability Research and Capacity Development Center (DRD), she was responsible for various projects to help people with disabilities. She won the Kazuo Itoga Memorial award in 2009 for her outstanding achievement in promoting the rights of the PWD.

Below is the You Tube link to an in-depth interview with her on VTV: https://www.youtube.com/watch?v=_ZONKfI8GtM

Vo Hoang Yen shared her views about her decision to study in Australia in a recent email:
“Vietnam needs an institute focusing on research and training in disability. Therefore, my colleagues and I at the Disability Research and Capacity Development Center hope to develop the centre into an institute with all the necessary human resources and financial capabilities and an online training program for people, especially young people with disabilities as well as specialized training programs for those who work with persons with disabilities. Our future research will contribute to better policies for persons with disabilities. A PhD program focused on social work and disability with experienced experts in the field will help me have the necessary knowledge to realize this dream.”
http://australiaawardsvietnam.org/index.php/vi/news

http://australiaawardsvietnam.org/index.php/en/news-4

https://www.facebook.com/#!/notes/australian-scholarships-for-vietnam/v%C3%B5-ho%C3%A0ng-y%E1%BA%BFn-v%C3%A0-nguy%E1%BB%85n-t%E1%BB%AB-an-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-h%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%ADp-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-khuy%E1%BA%BFt-t%E1%BA%ADt-t%E1%BA%A1i-di%E1%BB%85n-/740133706028613

Wednesday, June 4, 2014

Định kiến vô hình

Câu chuyện này xảy ra đã hơn 2 năm rồi, từ hồi tháng 1/2012. Chuyện là trong 1 hội đồng bảo vệ đề cương cao học, sau khi đọc xong đề cương của học viên cao học (HVCH) này thì hội đồng (HĐ) phán:

HĐ: nhu cầu tình dục thì ai mà không có? cô làm cái này là vô nghĩa rồi, đổi chủ đề đi.
HVCH: dạ đúng, nhu cầu thì ai cũng có nhưng với NKT thì họ bị định kiến, kỳ thị và nhiều rào cản...(bị ngắt lời)

HĐ: làm quái gì có rào cản, định kiến? ai ngăn cấm họ quan hệ?
HVCH: Dạ những quan niệm xã hội và.. (bị ngắt lời)

HĐ: quan niệm xã hội nào? tôi k thấy. Như tôi, tôi đâu có cấm cản họ quan hệ? Họ muốn thì cứ việc quan hệ? Mà tôi cũng không hiểu cô lấy ở đâu ra cái khái niệm quyền sinh con nằm trong quyền tình dục? sinh con là sinh con, tình dục là tình dục? sao lại đánh đồng 2 cái đó với nhau dc?
HVCH: Dạ em sử dụng khái niệm của WHO, quyền tình dục gồm 10 quyền (bắt đầu kể lể).... và e đc tham dự lớp VNGHS4 ở HN, e có dịp tiếp thu nh kiến thức mới về tình dục của các chuyên gia... (lại bị ngắt lời)

HĐ: Tôi không đồng ý với quan niệm của cô. sinh con thì k thể nào nói nó là quyền tình dục. Tôi k quan tâm việc cô đi HN hay không? mà vấn đề ở đây là đề tài của cô không khả thi, tôi đề nghị cô chuyển đề tài.....cô nên...

----
P/S: Kể lại câu chuyện này chỉ để thấy rằng, định kiến rất vô hình. Những người tưởng rằng mình không hề mang định kiến với bất kỳ ai, bất kỳ vấn đề nào, nhưng thực tế, khi đối mặt với con người đó, vấn đề đó thì định kiến kia  nổi bật lên mà ngay cả chính bản thân họ cũng khó nhận ra. Cuối cùng thì đề tài cũng bảo vệ thành công vào tháng 2/2013 với con điểm "đẹp nhứt" :)

Tuesday, June 3, 2014

Đôi chân thứ hai kỳ diệu

Cập Nhật 18-04-2014 21:31:12
PN - Sốt bại liệt cướp đôi chân từ năm lên bốn tuổi, Nguyễn Thị Từ An đã nỗ lực học tập, trở thành thạc sĩ ngành xã hội học, giảng viên Trường ĐH Bình Dương. Chị vừa nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Úc, chương trình thạc sĩ khoa học về sức khỏe. Với chị, gia đình là giá đỡ, là bệ phóng, là đôi chân thứ hai để mình vươn xa…
    * Gia đình đã chia sẻ thế nào để giúp chị vượt qua mặc cảm, sống tự tin, hòa nhập?
    Thạc sĩ Từ An: Mặc cảm của người khuyết tật rất thường trực và ám ảnh dai dẳng. Hồi nhỏ, lúc nào tôi cũng có cảm giác mình nằm trong tầm ngắm của những ánh mắt chế giễu, cợt đùa. Nghe ai cười khúc khích, tôi cũng nghĩ họ cười mình và buồn cả ngày. Có lúc tôi bưng mặt khóc vì trời ào ào đổ mưa mà tôi không thể cùng ba má hốt lúa đang phơi ngoài sân. “Mình vô dụng thật!” - suy nghĩ này xâm chiếm đầu óc tôi, ảnh hưởng khá nhiều đến học tập và cuộc sống. Nhiều lúc tôi lâm vào trạng thái suy sụp, muốn buông bỏ tất cả, rất may là còn có điểm tựa gia đình.
    Ông Võ Từ Hy: Là cha mẹ, thương con hết lòng, có thể cho con tất cả nhưng nhiều lúc tôi bất lực, khó xử trước nỗi đau của con. Cầm trang nhật ký với những tâm sự nặng nề của con, tôi có cảm giác nghèn nghẹn. Mỗi khi con bị những đứa trẻ ngỗ nghịch trêu ghẹo, tôi không biết làm sao để con bỏ ngoài tai những lời đó. Tôi chỉ bảo con hãy xem như chúng thiếu hiểu biết, không đáng bận tâm. Tôi thắt lòng khi nhớ thời bé, có lần An mếu máo: “Mấy em đòi ba lại, không cho con mượn ba nữa!”. Từ An là con của người chị ruột của tôi chứ không phải là con ruột của vợ chồng tôi. Ba An mất tích trong một lần vào rừng tìm trầm hương khi An chỉ hơn một tháng tuổi. Sau đó, khi An khoảng hai tuổi thì mẹ bỏ đi. Tôi giật mình, các con ruột của tôi chỉ vì tranh đồ chơi mà khơi gợi hoàn cảnh khiến An tự ái, đau lòng. Tôi nói với các con: “An bất hạnh, không có mẹ cha thì ba phải lo choàng, cậu cũng như cha. An mồ côi lại khuyết tật, các con phải thương chị nhiều, không được ăn hiếp hay xa lánh”. Trò chuyện với An, tôi biết dù cháu mặc cảm, bị tổn thương trong giao tiếp với người bên ngoài nhưng điều ấy không nặng nề bằng khi bị người trong gia đình ghẻ lạnh, ruồng rẫy. Vì vậy, tôi đặc biệt cẩn trọng trong dạy dỗ An, luôn nói lời dịu dàng, nhẹ nhàng, không cau có, gay gắt khiến con tủi thân, nghĩ quẫn.
    Niềm vui của Từ An trong ngày tốt nghiệp thạc sĩ
    * Cánh cửa nghề nghiệp hiện nay vẫn chưa rộng mở với người khuyết tật. Niềm tin nào đã giúp chị dồn hết tâm sức cho việc học?
    Thạc sĩ Từ An: Từ bé, tôi đã thuộc lòng lời động viên của ba mẹ: “Con bị chân yếu, phải ráng học lấy chữ nuôi thân”. Khi xưa, tôi chỉ nghĩ rằng mình học càng giỏi thì ba má càng vui. Để lo sáu đứa con ăn học, ba má đã tất tả mưu sinh bằng nghề nông, mua bán trái cây. Chân tôi yếu, ba má phải chạy chữa thuốc thang khắp nơi, tốn kém rất nhiều. Túng thiếu quá, chị Hai của tôi đã phải bỏ dở việc học ở lớp 5. Tôi nghĩ, mình học để sau này có thể tự lo cho bản thân, đỡ phiền người khác. Động lực kế tiếp để học chính là do tôi… thất nghiệp. Cầm tấm bằng trung cấp, tôi làm 10 bộ hồ sơ xin việc ở quê nhà Khánh Hòa. Thật bẽ bàng, nhiều nơi lập tức trả lại hồ sơ khi nhìn thấy dáng đi của tôi. Nhiều lần, tôi rời nơi nộp hồ sơ xin việc trong nước mắt. Tôi buồn, giận nhưng giờ tôi cảm ơn họ, nhờ họ không nhận vào làm mà tôi cố gắng nắm bắt những cơ hội khác.
    Ông Võ Từ Hy: Tôi luôn ủng hộ các con học, với đứa yếu đuối khuyết tật như An, tôi càng quan tâm nhiều hơn. Ngày An tốt nghiệp Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, vợ chồng tôi vào với con. Trong tiếng nhạc giòn giã, thúc giục, con chân thấp chân cao bước lên bục nhận bằng, tôi mừng rơi nước mắt. Tôi tự hào khi con là sinh viên xuất sắc, đỗ thủ khoa được xướng danh đầu tiên. Trước đây, An học xong trung cấp, xin việc nhiều nơi không được. “Học nữa hay thôi?”, tôi nát óc tìm cách giúp con. Cuối cùng tôi nghĩ nếu không học thì chắc chắn là bế tắc, còn học là còn hy vọng. Khi An nộp hồ sơ để làm giảng viên, tôi nghe một người quen vốn là giáo viên nói rằng người khuyết tật thì không ai cho làm giảng viên. Trước mặt người ấy, tôi phản ứng, nhưng khi ngồi một mình, tôi lại hoang mang, rối bời: không biết có quy định ấy không, sợ con hy vọng rồi lại thất vọng, nhụt chí…
    * Sự bù đắp của gia đình có phải là động lực chính để chị có được như hiện nay?
    Thạc sĩ Từ An: Nếu bù đắp bằng sự chiều chuộng, cung phụng, chăm sóc “đến tận răng” thì đứa con đã yếu ớt lại mất thêm cái quyền được lao động, sáng tạo, phát triển và tự lập. Trước đây, ba má và chị Hai thường xuyên đi làm đồng, tôi ở nhà tự lo việc cơm nước, trông em, chăm sóc đàn heo. Cha mẹ làm thay con càng khiến con ỷ lại, phụ thuộc, yếu đuối. Mặt khác, đứa con luôn được chăm chút kỹ lưỡng sẽ cho mình là người quan trọng, không biết mình là ai, có thể sống vị kỷ, vô trách nhiệm và thờ ơ, vô tâm với người khác. Môi trường bình đẳng, không phân biệt là tốt nhất. Sự ưu tiên vô tình khiến con càng mặc cảm. Nếu bù đắp, cha mẹ nên bù bằng tình yêu thương, tạo điều kiện để con theo đuổi ước mơ của mình với một niềm tin “con sẽ làm được!”. Số phận tôi có nhiều điều không may nhưng tôi diễm phúc có được ba má hiểu và thương con đúng cách, dù hai người chỉ là nông dân.
    Ông Võ Từ Hy: Đứa con nào yếu đuối, thiệt thòi, cha mẹ thường nặng lòng về nó nhiều hơn nhưng phải cân nhắc trong đối xử. Nếu cho con thật nhiều tiền có khi đẩy con vào đường hư hỏng. Tạo cho con vận động tay chân hợp lý sẽ giúp luyện sức bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sảng khoái và cảm thấy bản thân không phải người thừa. Ở nhà, tôi không giao việc tắm heo nặng nhọc và nguy hiểm cho An. Khi biết An tự tắm heo, tôi đã “chuyển công tác” sang những việc phù hợp, vừa sức: giặt đồ, rửa chén, quét nhà... Trong việc học, tôi động viên, khuyến khích con nhưng không đặt kỳ vọng, tránh cho con phải chịu nhiều áp lực. Giờ An và các con tôi đều có nghề nghiệp ổn định, vợ chồng tôi rất vui, mãn nguyện.
     TÔ DIỆU HIỀN (thực hiện)
    (Theo Báo Phunu)

    Dạy trẻ nói thật là cần thiết!

    Khái niệm trẻ em ở đây có thể hiểu là trẻ dưới 12 tuổi. Đây được xem là giai đoạn đầu tiên mà con người bắt đầu có sự tiếp cận với thế giới và hoà nhập vào môi trường xã hội loài người. Xét ở góc độ tâm lý học, trẻ em lứa tuổi này trải qua hai giai đoạn phát triển là giai đoạn tìm hiểu thế giới xung quanh và giai đoạn nhập với xã hội. Do đó, những sự thay đổi dù là rất nhỏ cũng có thể để lại những hệ quả lâu dài về sau.

    Trong tình huống của nhân vật, phụ huynh nên khuyến khích con rằng: “Con đã làm đúng” và phụ huynh cần giải thích rõ với con “vì sao con không được phép méc cô giáo việc các bạn quay bài”. Con trẻ tuy ngây thơ nhưng con sẽ cảm thấy hài lòng nếu mẹ có giải thích lý do thoả đáng. Chẳng hạn như: nếu con làm vậy thì con sẽ gặp nguy hiểm với đám bạn xấu. Bọn nó có thể đánh lén con..... Ở đây, người mẹ có nói “Hãy để mẹ méc cô giáo” thì người mẹ nên thực hiện lời nói của mình là “méc cô giáo dùm con”. Và sau khi méc cô giáo xong thì mẹ cũng nên chia sẻ với con là “mẹ đã méc cô rồi!”. Như vậy, con trẻ sẽ thấy yên tâm hơn và tự tin hơn về hành động của mình.

    Xã hội xưa nay vẫn xem “trung thực” là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Chính vì vậy, dạy trẻ nói thật vẫn là điều hết sức quan trọng trong việc định hình nhân cách con trẻ. Và dạy con nói thật như thế nào là đúng cách? Việc đơn giản nhất là chính bản thân người lớn phải “làm gương trong việc nói thật”, và điều đặc biệt quan trọng là “đừng bao giờ nói dối con trẻ”. Người lớn đừng tưởng trẻ mau quên mà luôn nói dối con trẻ để “chống chế” trong một vài tình huống nào đó. Nghĩ thế là một sai lầm! Trẻ con có trí nhớ vô cùng tốt.

    Tôi còn nhớ, tôi có một đứa cháu 6 tuổi.  Mẹ cháu đi chợ, cháu muốn ở nhà chơi nhưng nhà không có ai trông cháu, nên mẹ mới bảo rằng: “Con đi chợ với mẹ, mẹ mua cho đôi dép mới”. Nghe dép mới, cháu hí hửng vâng lời và đi theo. Sau khi mua đủ các loại thức ăn, hai mẹ con ra về. Chưa ra khỏi cổng chợ, cháu khóc đòi đôi dép. Mẹ cháu nhất quyết không mua và bảo rằng: “Con có nhiều rồi, hôm khác mẹ mua cho!”. Cháu cứ khóc và nói suốt đoạn đường đi từ chợ về nhà: “Lớn mà dụ con! Lớn mà dụ con!”. Rõ ràng, trẻ biết được rằng “người lớn không nói thật”.

    Với một câu chuyện khác, một hôm, tôi dẫn đứa cháu 4 tuổi đi siêu thị. Đến gian hàng kẹo, cháu đòi ăn socola. Tôi bảo: “Về nhà dì cho ăn, dì có ở nhà rồi”. Thế là cháu không đòi nữa. Nhưng khi về nhà, cơm nước xong, cháu lại hỏi: “Cho con kẹo đi, dì nói rồi mà, cho con kẹo”. Thật sự, tôi cũng bất ngờ khi cháu nhắc đến socola, vì lúc tôi bảo với cháu nhà có kẹo, tôi chỉ nghĩ rằng “nói cho qua”. Ai ngờ đâu, cả đêm cháu khóc đòi mẹ “lấy kẹo cho con”. Chính vì vậy, muốn trẻ nói thật, người lớn chúng ta cần phải là người nói thật.

    Tuy nhiên, để trẻ biết “Cái nào nên nói thật và cái nào không nên” thì không hề đơn giản. Ngay cả bản thân những người lớn như chúng ta cũng mắc phải sai lầm vì những điều nói thật không nên nói. Vậy thì tại sao phải bắt những đứa trẻ nhận diện “tình huống nào nên nói thật và tình huống nào không?”. Như vậy là quá sức với con trẻ. Mục tiêu quan trọng với trẻ giai đoạn này là ngoan ngoãn, biết nghe lời.



    ThS Nguyễn Thị Từ An
    04 tháng năm năm 2014

    CHUYỆN TÌNH CÔ CHUỘT ĐỒNG


    Nó là một con chuột đồng nhỏ bé nhưng không yếu ớt. Tên của nó là chuột “Đen” vì nó có bộ lông màu xám “đậm đặc”, giống hệt màu của bùn non nhưng nó tuyệt đối không tanh mùi bùn. Nó sinh ra và lớn lên ở một cánh đồng nắng gió và ít mưa của vùng đồng trũng miền Trung. Nó là một con chuột đồng chính hiệu!
    Ngày qua ngày, đêm qua đêm, gia đình nhà nó ra đồng tìm lúa và mạ non để làm thức ăn. Tuy rằng nó sống trong cả một cánh đồng rộng nhưng nó - cũng như cả nhà nó - phải hết sức cần thận, canh chừng những bác nông dân và những cái bẫy chuột kinh hoàng. Nếu sơ ý, “bụp” một phát là thành chuột nướng muối ớt, nằm ngang trên lò than ngay lập tức. Cuộc sống tuy vất vả nhưng cả nhà nó luôn quây quần bên nhau với những bữa rau cháo đạm bạc. Nhà nó hạnh phúc lắm! Ai nhìn vô cũng phải thèm thuồng.
    Và rồi, khi cô chuột Đen lớn lên một chút, chắc cũng chừng “tuổi cặp kê”, cô cảm thấy bức rứt và gò bó trong cái hang chuột tối om và đọng nước của nhà nó. Nó nghĩ rằng nó cần phải đổi đời. Nó phải đi tới một vùng khác hoặc một cánh đồng khác màu mỡ hơn. Thế là nó khăn gói ra đi, tìm đến vùng đất hứa.
    Nó đi, đi mãi....
    Rồi một ngày, nó dừng chân trên một con đường đầy xe cộ. Chiếc chạy qua, chiếc chạy lại, cứ náo loạn cả lên. Nó chẳng biết phải đi lối nào. Nó đang nấp dưới một cái nắp cống thoát nước. Liếc nhìn mọi thứ xung quanh, nó chợt nhận ra rằng: “Oh, mình đã lạc tới khu đô thị loại một ư?”. Không thể ló đầu ra lúc này được. Chỉ cần ngoi lên một chút xíu thôi là không biết bao nhiêu là nguy hiểm đang rình rập nó. Nào là xe hơi, xe tải, xe đạp...và cả bàn chân con người nữa. Phải cẩn thận! (nó thầm nhủ).
    Đêm xuống, cô ta rón rén bước ra đường với bước đi nhẹ nhàng và chậm rãi. Thình lình “ngao.....”. Cô chuột Đen giật thót mình, co giò chạy để tìm nơi ẩn náu. Sau lưng cô, một anh mèo trắng đang gầm gừ đuổi theo. Nó sợ mèo, ghét mèo và căm thù mèo lắm! Phen này thì toi đời nó rồi. Có mà chạy đằng trời....
    Cùng đường, đột nhiên mèo trắng dừng lại, lấy cái chân trước của nó khều khều cô chuột Đen. Ồ, lạ chưa! Nó không nhai ngấu nghiến chuột à? Anh mèo này dễ thương ghê ta ơi! Không cắn chuột như những con mèo ở cánh đồng nhà nó. Sau một hồi sợ hãi, nó đã cảm thấy khá hơn khi anh mèo tỏ ra thân thiện. Và rồi, nó và anh mèo tỉ tê tâm sự. Nó  kể cho anh mèo nghe chuyện của nó, chuyện của gia đình nó và cả lý do vì sao nó lưu lạc đến đây. Xem ra, anh mèo đúng là tốt bụng. Anh chăm chú lắng nghe tâm sự của chuột Đen, thông cảm với nỗi lòng của chuột Đen, chia sẻ với chuột Đen mọi điều, thậm chí còn giận dữ dùm chuột đen những tình huống mà chuột Đen bị con khác “ăn hiếp”....Chuột ta cảm thấy an ủi lắm!
    Ngày qua ngày, chuột Đen và anh mèo trắng chơi thân với nhau. Điều mà không ai nghĩ đến đã xảy ra, mèo và chuột thân nhau. Chúng nó nói chuyện với nhau hàng giờ mà không chán. Nó đi chơi chung với nhau. Anh mèo trắng dẫn nó đến những nơi mà nó chưa bao giờ đến. Những nhà hàng đắt tiền, những tiệm cafe sang trọng....Nhờ đó, nó nhận ra được nếp sống và con người đô thị. Nó đã hòa nhập được với thế giới mới. Nó vui chơi, nó làm việc, nó học hành và cả việc giúp đỡ đồng loại nữa. Nó cảm thấy may mắn vì có anh mèo trắng làm “bảo kê” cho nó. Có anh mèo trắng bên cạnh, dường như nó chẳng biết sợ là gì.
    Và rồi, một đêm nọ, nó nghe trên radio một chuyện tình. Nó chợt nghĩ: “Hóa ra bấy lâu nay, những gì anh mèo làm cho mình là vì anh mèo yêu mình sao?”. Lẽ nào là vậy? Nếu không là vậy thì là vì cái gì? Cô chuột nhà ta bắt đầu đăm chiêu và mất ngủ. Nó cứ suy nghĩ mãi.... “Anh mèo yêu mình sao?” hay là.. . “mình thì sao nhỉ?”. Điểm lại cảm xúc của nó với anh mèo, nó nhận thấy, xa anh mèo, nó cũng nhớ anh mèo thật. Và nó khẳng định rằng nó đã ....trót yêu anh mèo trắng rồi. Nhưng làm thế nào để biết được rằng anh mèo có yêu nó hay không? Lẽ nào đi hỏi? Ai đời lại đi làm thế? Nhục lắm! Nhưng không hỏi thì làm sao biết được? Chả lẽ cứ mãi chờ vậy à? ....
    Đăm chiêu rồi thì cũng tới hồi quyết định. Nó quyết định “tỏ tình” anh mèo. Một quyết định táo bạo đây mà!
    Nó đi tỏ tình.....Nó bảo nó yêu mèo trắng lắm! Nó nhớ mèo trắng lắm......(tùm lum). Nó học lỏm cái cách tỏ tỉnh của một anh chuột đồng ở ngoài quê, cái anh mà suốt ngày le te với nó nhưng nó ghét, không thèm đáp. Một phần cũng vì nhà anh kia chê nó nghèo. Nó ghét, bỏ thôi!
    Và rồi, chiến dịch tỏ tình của nó thất bại. Anh mèo trắng nói là không yêu nó....Ngộ nhỉ? Nó chẳng hiểu và rồi....ghét, nó cũng chẳng thèm tìm hiểu làm gì. Nó sẽ tự sống mà không cần sự che chở của anh mèo nữa. Nó sẽ phải tập cách sống một mình và học cách tự đứng lên khi vấp ngã. Ở đây, nó không có người thân, vốn dĩ đã quen có anh mèo che chở rồi, giờ...nó thấy hơi khó khăn một chút. Nhưng không có nghĩa là không thể....
    Nó đã làm được.....
    Nó mạnh mẽ và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Nó lên báo rầm rầm....ai cũng biết và yêu quý nó. Nó cảm thấy vui và tự hào. Và nó đã may mắn khi có được những cơ hội đi học ngắn hạn ở nước ngoài. Quả là đi một ngày đàng học một sàng khôn. Có đi mới biết, có nhìn mới thấy, ở xứ người, người ta đối xử với chuột đồng tốt thật. Nó có nhiều bạn bè quốc tế hơn sau mỗi khóa học. Nó trao đổi với bạn bè bằng email, SMS, phone....bằng mọi cách có thể.
    Và ngạc nhiên chưa, có một anh khỉ Mala tỏ tình với nó và đòi cưới nó làm vợ. Nó chê và lắc đầu ngầy ngậy. Chẳng phải nó chê anh khỉ già, cũng chẳng phải nó chê anh khỉ xấu trai....mà là vì nó không yêu anh khỉ. Làm sao yêu được cơ chứ? Nó là chuột mà! Hơn nữa, có lẽ, nó vẫn còn một chút...gì đó với anh mèo mà khó nói nên lời. Thôi thì bye bye anh khỉ nhé!
    Một hôm, nó lại được một chuyến công tác nước ngoài. Nó lại đi và lại gặp những người bạn quốc tế mới. Nó vui vẻ, cười đùa như mọi khi. Thậm chí, ngồi vô bàn nhậu với họ luôn. Chỉ có điều là chuột đen không uống nhiều. Chỉ là nhấp môi cho vui thôi. Ấy thế mà chuyến đi ấy lại làm nên “vấn đề”. Cái đêm nhậu cùng “chiến hữu” ấy lại là “đêm định mệnh”. Nó và anh heo vàng phải lòng nhau....chết thật! Về nước, nó và anh heo vàng vẫn cứ nói chuyện với nhau hàng giờ....vì nhớ! Heo xạo đấy, đừng tin Đen nhé! Đen biết mà!....
    Đen biết gì chứ? Đen chẳng biết gì hết! Đen đã phải lòng anh heo vàng rồi....Còn anh heo vàng thì sao chứ? Nhớ à? Bối rối với “cô chuột nhỏ dễ thương” à?...Biết rồi nhé!
    Ừ thì cuối cùng chúng nó chấp nhận “yêu xa”.... Chẳng biết rồi đây, chúng nó sẽ đi về đâu. Chắc là về trang diepkhuc.com để hát ầu ơ ví dầu....

    Từ An
    21/03/2010





    Đúng giờ, có cần thiết không?

    Bài được viết và đăng trên facebook ngày 27/01/2014


    Dạo này mình hay suy ngẫm về những cái xảy ra trước mắt và cố lý giải nó, để rồi xem mình dung nạp nó hay là phải đào thải nó?
    Gần đây, các bạn mình thường hay trễ hẹn. Các lý do trễ hẹn đều chấp nhận được. Thế nhưng, mình lại chợt nghĩ về vấn đề giờ giấc ở nước mình và các câu chuyện mình "bị cho leo cây trước kia", rồi tự nghĩ "Liệu có phải rằng trễ giờ đã trở thành thói quen ở nước ta?"
    Nói về đúng giờ, có ai thích mình "bị  leo cây" không nhỉ? Và "đúng giờ" có được xem là "văn hóa đúng giờ" không?
    Mình cứ hay liên tưởng đến các tình huống khẩn cấp để xem xét. Ví dụ nhé:
    Một người bệnh đang hấp hối trong bệnh viện, rất cần 1 giây để thấy mặt người thân, nhưng người thân đã đến muộn, cho dù là muộn 1 giây, cũng không thể nhìn mặt được.
    Hoặc, cứu người trong đám cháy, nhanh 1 giây, cũng có thể cứu được mấy mạng người.
    Chính vì cái lối suy nghĩ ấy, mình luôn cố gắng đúng giờ, thậm chí còn sớm hơn giờ cần đến. Và nó đã trở thành cái thói quen. Mình cũng có 1 số bạn như thế. Rất đúng giờ và mình rất trân trọng điều đó. Và đó chính là văn hóa!
    Tuy nhiên, cái gì cũng có tính hai mặt của nó. Cũng có 1 bộ phận luôn luôn (hoặc không thường xuyên lắm) trễ giờ trong các cuộc hẹn/họp. Tại sao? Có cả ngàn lý do để giải thích và cái lý do nào cũng thật là "xứng đáng". Chẳng trách được!
    Vậy phải làm sao? (Tự điều chỉnh hành vi cá nhân)
    Đúng giờ, ta được tôn trọng, đối tác hài lòng, công việc thành công.
    Trễ giờ, đối tác kém vui, công việc kém suôn sẻ và những hệ lụy khác.
    Vậy tại sao không cố gắng đúng giờ để nhận được nhiều lợi ích?
    Và có nên "rèn luyện" nó không? Chắc ai cũng đã có câu trả lời là "có" nhưng lại tự nghĩ rằng "không dễ thay đổi, một khi cái gì đó đã đi vào thói quen". Lại thêm 1 lý do cho việc trễ giờ, và lý do này cũng có thể chấp nhận được lắm chứ.
    Sự trễ giờ cũng giống như các bánh răng trong 1 hệ thống dây chuyền, nếu 1 cái trật răng thì các cái khác đều hỏng.
    Không biết đến bao giờ, những cá thể trễ giờ có thể tự nhìn nhận, đánh giá và thay đổi hành vi của mình để phù hợp với môi trường sống.

    Từ An


    P/S: Bài viết này không có ý bài xích một ai cả, nên rất mong các bạn đừng "bóp méo" nội dung.

    2 câu chuyện về đạo đức


    Chuyện được viết ngày 11/10/2013


    Hôm nay lên Bình Dương bằng xe buýt, mình ấn tượng được 2 câu chuyện:

    Chuyện thứ nhất:

    Mình leo lên xe buýt đi Bình Dương, dĩ nhiên mình sẽ tìm "ghế ưu tiên" để ngồi. Xe chạy từ cổng trước, vòng qua cổng sau của Bến xe Miền Đông, khoảng vài trăm mét, mất 15p và xe chật kín người. Đi được 1 đoạn, có 1 bà cụ lưng còng, người gầy nhom, tay khệ nệ những hàng hóa rau củ quả và thịt. Bà leo lên xe....

    Mình nhìn quanh, k có ai có nhã ý "nhổm mông" nhường ghế. Trong khi đó, trên xe cũng có khá nhiều thanh niên ăn mặc lịch sự. Mình thì lại 0 thể đứng suốt tuyến (40km). Nhưng cũng k thể để bà đứng...

    Mình bảo: Bà ơi, ngồi chung với cháu.
    Bà nhìn mình và nói: 0 cần đâu con, ngoại ngồi bệt xuống đây là được.

    Thế là bà ngồi xuống bên cạnh mình (lòng vẫn áy náy vì bà ngồi dưới sàn )

    Chốc chốc, bà ngủ gật và gục đầu vào gối.
    Mình lại bảo: Bà ơi, bà lên đây ngồi cho khỏe, để con ngồi đó cho.

    Bà lại bảo: K cần đâu con, bà sắp tới trạm rồi....

    Và bà cứ thế ngồi đó, mặc cho mình áy náy. Mình tự hỏi: "Con người đây giờ đã quên hết cái gọi là Đạo làm người chăng?", Cái ngữ "Kính lão đắc thọ" sắp bị loại khỏi Từ điển Tiếng Việt rồi chăng?".

    Ôi, còn đâu những "hình ảnh đẹp giữa đời thường"?

    Chuyện thứ hai:

    Ông bác tài mở đài nghe cải lương. Mình 0 đc nghe trọn vẹn vở tuồng cải lương ấy nhưng có 1 đoạn đối thoại thế này:

    Sư huynh: Muội nói đi, muội hãy nói đi, kẻ đó là ai? cha của đứa bé là ai? Muội nói đi, huynh sẽ giết hắn rửa hận cho muội! (giọng có vẻ rất giận dữ). Cha của đứa bé là ai?

    Sư muội (giọng điềm tĩnh): Của vầng trăng cô đơn! Huynh chớ trách người ta, chỉ tại muội dại khờ ... (bla bla bla)

    Nghe mà não nề...

    Không biết, xã hội hiện nay, có bao nhiêu cô gái lấy "vầng trăng cô đơn" làm cha đứa trẻ? Và 0 biết có bao nhiêu kẻ sở khanh, vô trách nhiệm với hành vi của mình????

    Từ An