Tuesday, December 2, 2014

Make Your Attitude Count – a personal disability perspective

2 December, 2014 - Steph Gaut
To celebrate International Day of People With Disability (IDPWD), we are thrilled to hear from An Nguyen. An came from Vietnam to study a Masters (Research)
of Health Sciences in Australia, and is currently a Research volunteer at CBM. Here is her personal account of what life was like growing up as a girl living with
disability in a developing country, and how she’s working together with CBM to change negative attitudes, discrimination and stigma towards people with disabilities.
An Nguyen grew up in Vietnam living with a disability. She is currently a Research volunteer at CBM
An Nguyen grew up in Vietnam living with a disability. She is currently a Research volunteer at CBM.
“I suffered from polio when I was four years old. In my hometown, a small village in the middle of Vietnam, it was not easy for me to integrate into the community at that time.
 It seems that I was isolated during my childhood,  I was even hit by my friends at schools. I found it very difficult to go to school and have a good friend, just because I am a 
girl with physical disability.
I used to think: “I want to give up my dream, or even consider being suicidal”. However, the love of my parents helped me out of negative thinking and I could continue going 
to school. I ignored the mockery and stood all the bad things from my friends. I stated that I had to go to school, because my good marks made my parents happy.
The stigmatised discourse towards people with disabilities can give them an inferiority complex, which results in losing opportunities to change their lives. Being a person with
 disability, I acknowledge these barriers impacedt my life as well as people with disabilities in Vietnam. So I wanted to change my life, I wanted to break the “invisible rules” 
and also improve the awareness of people in the communities. Thus, I dreamed to study oversea and made a plan for that when I was an undergraduate student. Luckily, 
I got a full scholarship from Australian Government. I currently study at La Trobe University, Melbourne. Certainly, I have learnt a lot of things from the university, Australian 
friends, and CBM as well.
When I began living in Australia for my study, I wanted to contact any organization related to people with disabilities. I never stopped finding the information about this. 
One day, my friend told me about CBM Australia and I really felt fantastic. The first day I came to CBM for a workshop, I said “I want to be a volunteer here”. And now 
I am a research volunteer at CBM. I am happy with my work here. I am updating DID Stats and Facts. I believe that it will be very useful for CBM and other readers. 
I also really enjoy CBM’s environment. The staff are very nice and skillful. So I can improve my English skill, know more about Australian culture, and build a big network.
I am really passionate about researching people with disabilities because, based on my findings, I can give persuasive evidences that people with disabilities are human 
beings. They have a right to do anything they want. In the future, I would like to enhance the quality of life of Vietnamese people with disabilities. Particularly, I want to 
provide the basic information related to sexual and reproductive health issues, as well as improve the awareness of other people about disabilities.”


http://theblog.cbm.org.au/make-your-attitude-count-a-personal-disability-perspective/

Tuesday, November 25, 2014

Make Your Attitude Count

There are many common attitudes and myths that people hold about disability. These attitudes can create barriers for people with disability to reach the full potential and for society to experience the contributions of people living with a disability. In this video people with disability speak out and challenge these assumptions – calling to make your attitudes count (CBM).


Friday, November 21, 2014

6 bức hình ý nghĩa - cảm ơn em!

Ngày Nhà giáo Việt Nam, tôi cứ ngỡ ở cái nơi xa xôi và buồn hiu hắt như Melbourne này, tôi sẽ buồn thắc lòng và hóng tin trên fb tình hình trường lớp bên VN. Thế nhưng, tôi đã không không hề "buồn héo hắt" mà trái lại, tôi rất vui vì nhận được rất rất nhiều lời chúc từ các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và cả rất nhiều học trò. Lòng tôi thật ấm áp!
Và rồi...
Tôi nhận được một "bức email" từ một học trò cũ, gồm 6 bức hình, chụp lại 6 trang giấy được viết bằng tay. Đó thực sự là 1 món quà cực kỳ ý nghĩa! Cô rất trân trọng điều đó!

Đọc những dòng em viết, tôi cảm nhận được rằng em viết trong một mạch cảm xúc tuôn trào... Và thật sự, tôi đã rớt nước mắt khi đọc "6 bức hình" em gửi...

Cảm ơn em! Cảm ơn em đã cho cô thêm niềm tin, thêm động lực để gắng bó với nghề! Cô chúc em luôn vững tin với con đường em đang đi. Hãy hạnh phúc và thành công em nhé!

P/S: Được sự cho phép của em, tôi chia sẻ lại 6 bức hình này









Melbourne, 22 Nov 2014

Sunday, October 19, 2014

Nhạt

20/10 - Ngày phụ nữ Việt Nam... chợt nghĩ về bình đẳng giới...
--- Nhạt ---
Thú thực là mình không có hứng thú với việc "dồn dập" hoa quà vào các ngày Lễ ở nước mình. Mỗi năm, PNVN hình như có 3 ngày "sung sướng": 8/3, 20/10, và 14/2. Còn ngày nào nữa không nhỉ? Tại sao lại chỉ 3 ngày? Thế còn 362 ngày kia, PNVN là cái "khỉ" gì? (xin lỗi vì dùng từ không hay). Làm quần quật, tối mặt tối mày ở cơ quan, về nhà tối mắt tối mũi với công việc nhà.... Mặt dù xu hướng bình đẳng giới đã đang có tác động tích cực trong việc "đàn ông gánh vác việc nhà". Thế nhưng, cái việc làm "rầm rầm" với hoa khắp các cửa hàng, con đường ở đô thị, với cái giá chót vót trên trời.... Mình không thích tí nào! Quê mình, vẫn yên bình với các ngày. 365 ngày như nhau (trừ mỗi ngày Tết). Hạnh phúc bình dị chỉ là sự quan tâm lẫn nhau mỗi ngày, chứ không phải ôm 1 đống hoa về tặng trong 3 ngày/năm. Hãy thể hiện sự bình đẳng bằng việc tặng hoa hết 362 ngày luôn, các ông nhé! haha.... Đang mong 1 ngày PNVN có cả 365 ngày vui vẻ, chứ không chỉ 3 ngày....
Nói gì thì nói, thực lòng Từ An mong tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với mẹ, các dì/cô, các cô giáo, các chị, các ban nữ, các em gái, các trò nữ không chỉ ngày hôm nay mà trọng vẹn 365 ngày trong năm và hàng chục năm sau nữa ^^
Today is Vietnamese Women Day, that makes me think about gender inequality..... Gender inequality in developing countries is still a social issue. In Vietnam, it seems that we have 3 days that people, particularly men, show their love, respects toward women. These included: 8 Mar (Women Day), 20/10 (Vietnamese Women Day), and 14/2 (Valentine Day). I wonder that why there are only 3 days. What are about 362 days for the rest of a year? Women have been working 8 hours/day, as much as that of men, even they may work overtime. Then they spend more time in doing housework after they went back home from workplaces. But how many people can feel their feelings??? I am expecting that one day, Vietnamese women can have 365 days that they are treated as 3 current special days. Wishing all the best for all my female: relatives, teachers, friends, and students as well 

Sunday, October 12, 2014

Nghị lực của Từ An

Nghị lực của Từ An

Thứ Hai, 02 Tháng sáu 2014, 10:06 GMT+7 
Cô giáo trẻ Từ An
Sốt bại liệt cướp mất đôi chân từ năm lên 4 tuổi, nhưng Nguyễn Thị Từ An đã nỗ lực học tập, trở thành thạc sĩ ngành xã hội học, rồi được Trường ĐH Bình Dương nhận về làm giảng viên.
Cô giáo trẻ Từ An là một gương mặt rất đáng khâm phục bởi nghị lực vượt lên số phận để chạm ngõ những ước mơ, “rinh” nhiều thành tích và danh hiệu về cho mình. Từ An sinh năm 1984 tại xã Vạn Hưng - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hoà trong một gia đình rất nghèo. Lên 4 tuổi, Từ An bị bệnh sốt bại liệt nhưng không có tiền chạy chữa. Khi người nhà vay được tiền, đưa An đi chữa trị thì đôi chân không còn cứng cáp nữa, dù đi lại được nhưng rất khó khăn, bước thấp bước cao và có thể té ngã bất cứ lúc nào. Thế nhưng, Từ An lại học rất giỏi. Năm 2005, An thi đậu vào Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM Khoa Xã hội học với ngôi vị thủ khoa. Cũng tại ngôi trường ĐH này, “CLB Đồng hành cùng các bạn sinh viên khuyết tật” ra đời do Từ An làm Chủ nhiệm. CLB không chỉ thu hút sinh viên khuyết tật trong trường mà sinh viên các trường bạn như ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh tế… cũng tham gia để chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Luận văn tốt nghiệp ĐH của Từ An về mảng hôn nhân của người khuyết tật đã giành được điểm tuyệt đối. Một lần nữa, Từ An trở thành thủ khoa cử nhân xã hội học, niên khóa 2005-2009.Không ngừng chinh phục con đường học vấn, Từ An tiếp tục học lên cao học, trở thành thạc sĩ xã hội học năm 2012.
Từ An chia sẻ: “Lúc còn nhỏ, tôi ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Đến khi đi học thì tôi lại muốn làm giáo viên. Bây giờ, ước mơ của tôi đã thành sự thật. Tôi yêu công việc dạy học và nhất định sẽ gắn bó với công việc này mãi mãi”. Một đồng nghiệp trẻ của Từ An cho biết: “Cô An là người rất tốt bụng, hòa đồng, khi có gì không biết về chuyên môn chúng tôi hỏi thì cô An chia sẻ kinh nghiệm rất tận tình, đặc biệt là không giận ai bao giờ. Hơn hết, cô An rất thương yêu học trò, luôn quan tâm giúp đỡ các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn”.
Ngoài giờ dạy học, Từ An vẫn tiếp tục dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, luôn hỗ trợ hết mình cho đàn em tại “CLB Đồng hành cùng các bạn sinh viên khuyết tật” của Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Ngoài ra, Từ An cũng đang làm trợ lý cho một dự án liên quan đến người khuyết tật có tênNâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ khuyết tật mà chị rất tâm huyết và cố gắng hết sức để hoàn thành công việc này. Sắp tới, Từ An sẽ bắt tay vào học thêm chương trình thạc sĩ khoa học chuyên ngành về sức khỏe mà mình vừa nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Úc. Việc học nghiên cứu sinh lấy bằng tiến sĩ cũng là kế hoạch của Từ An trong tương lai.
Bài, ảnh: MINH NGUYÊN
Nguyễn Thị Từ An đã đạt nhiều thành tích và danh hiệu: Thanh niên tiêu biểu TP.HCM 2009, Người khuyết tật vượt lên số phận, bằng khen của TW Hội Sinh viên Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên năm 2007-2008, giải I Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường 2007 đề tài Quan niệm của người khuyết tật tại TP.HCM về tình yêu hôn nhân gia đình, giải nhì Euréka 2008 cấp thành phố, giải khuyến khích cấp bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học 2008, top 10 danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2009...

Sunday, August 17, 2014

Cái bằng lái xe - Driving licence

(p/s: an English version below)
---

Còn nhớ....

Hồi cái thời sinh viên, lúc mới vào Sài Gòn và tập tành xe máy để đi học. Nghe đám bạn bè rủ nhau đi thi bằng lái xe, mình cũng muốn có một cái bằng lái xe. Mình vốn là công dân gương mẫu mà, nên làm gì cũng phải tuân thủ theo pháp luật. Thế là một kế hoạch nhỏ được vạch ra cho mục tiêu bằng lái xe.

Sau một thời gian, mình chạy xe cứng tay, cũng thuộc vào hàng "đua xe có chút tầm cỡ" và lạng lách :D. Mình bắt đầu mon men vào trung tâm Sì Phố (quận 1) để làm hồ sơ thi bằng lái xe. Mình học được kinh nghiệm của đám bạn là "cứ chạy vào bệnh viện nào đó, mua hồ sơ khám sức khoẻ tổng quát trước đi". Thế là đi!

Mình đến bệnh viện (không nhớ tên nữa) nằm ngay bùng binh chợ Bến Thành, hình như là bệnh viện Sài Gòn thì phải?!?. Vào là mua ngay hồ sơ, đóng tiền khám ngon lành, rồi chờ gọi tên. Phòng vào đầu tiên là khám mắt. Mắt cận thị mà, khám nhanh lắm. Bước vào, bác sĩ hỏi qua loa về đi ốt hai mắt, điền vào cái form rồi chỉ qua phòng khác. 

Xong, đi qua phòng khác khám nhưng mình cũng không nhớ rõ là phòng gì nữa. Vừa bước chân vào, bác sĩ hỏi:

BS: Khám sức khoẻ làm gì?
A: Dạ thi bằng lái xe ạ
BS: Bị tật ai cho lái xe mà khám, mà thi. Không biết à? Về đi! 
A: Dạ, con không biết (vẫn đang mắt chữ A, miệng chữ O)
BS: Chứ bộ lúc mua hồ sơ, họ không nói gì à?
A: Dạ con có nói nhưng họ vẫn bán
BS: Về đi, chắc tiền sẽ không trả lại được. Rút kinh nghiệm nhé!
A: Dạ con cảm ơn....

Ra về mà mình cứ thắc mắc "tại sao không được thi bằng lái?". Cứ đi, cứ nghĩ và cảm thấy hơi... tức! Không tức vì việc mình bị mất tiền, vì có đáng là bao đâu (hình như 40 ngàn), mà tức vì không hiểu tại sao khuyết tật bị CẤM THI BẰNG LÁI XE. 

Trong khi đó, 15,3%/ gần 90 triệu người là người khuyết tật. Họ cần phải mưu sinh, và xe máy là phương tiện đi lại. Những ai có khả năng lái xe, có đầu óc tỉnh táo, có đủ trách nhiệm pháp lý về hành vi dân sự, tại sao lại cấm thi bằng lái xe? Cấm thi bằng lái xe, mà họ vẫn phải lái xe. Mà chạy xe không bằng lái thì sẽ bị phạt, bị bắt. Vậy phải làm sao? Một sự mâu thuẩn không giải quyết được!!!!

Và kết quả là: 10 năm trời ở Sì Gòn, mình chạy xe không bằng lái!!! 

Trong tương lai không xa, mai mốt này mình học xong trở về, lại tiếp tục cái "chạy xe không bằng lái" ấy... Haha

--- 
I remember that when I was a new student at a university in Hochiminh city, Vietnam, I learnt how to drive a motorbike. At that time, all of my friends got driving license, so I wanted to get one. I am proud of that I am a good citizen. Thus, I have to adhere the Vietnamese Laws. I then made a plan to get this license.

After a few months, my driving skill was better, and I felt confident to take a driving test. I drove my motorbike from Thu Duc District to District 1. It took nearly 30’ for about 20km. I went to a public hospital, bought a application form, and then fulfilled it. I paid 40,000 VND, roughly 2 AUD, for this form, instead of paying for register fee.

In the procedure of driving test, we have to check general health at any hospital before we apply for the test. That is why I went to the hospital. I chose Sai Gon Hospital. It is located on Le Loi st, nearly Ben Thanh Market.

After I fulfilled the form. I sat on a chair and waited for calling my name. Firstly, I went to see a doctor, who checks the eyesight. He did not do anything. He just asked how many diop I have. I told him in detail about my left and right eyesight. He then wrote down these information into the form, and showed me to see another doctor.


I went to the second room and see an old doctor. He did not do anything. He asked:

He: What do you do this health check for?
I: For driving license test.
He: What? Who did tell you that? You are a person with disability. Officially, you never get permission to take this test.  Let’s go home now!
I: I am sorry, I do not know that.
He: When you buy the application, you did not tell that you are a person with disability?
I: Yes, I did. But they still gave it to me.
He: Ok, you are disabled, so you are unable to get driving license. Your money cannot be returned. Let’s go!
I: Good bye

I went home and wondered that why I cannot get license test. I do not understand why people with disabilities are prohibited to get driving license. We are citizens, who matured in mind and physic.  We understand deeply what we do, how we do, and have responsibility for our work. Why we cannot get this license?

Meanwhile, Vietnamese people with disabilities represent 15.3% of total population (90 million). They need to earn income.  And motorcycles are appropriate vehicles for travelling. So they still have to drive motorbikes. Why prevent drivers living with disabilities get license? When they drive a motorbike without driving license, they will get fines. So what to do? A big question? Huh?

As a result, I have been driven a motorbike for 10 years without driving license. In the near future, when I completed my study here, and returned home, I will continue to drive a motorbike without driving license.

Từ An
Melbourne 17/8/2014

Saturday, August 2, 2014

Định kiến giới

Là dân Xã hội học, được học kỹ về giới, làm về giới cũng không ít. Và dĩ nhiên là bản thân mình tự nghĩ mình không hề mang "định kiến giới". Thế nhưng, có tình huống thế này, khiến mình phải suy nghĩ lại. Chuyện thế này:

Mình bị đau răng và hẹn gặp nha sĩ tại phòng khám. Tên bác sĩ là Xuan Tran. Khi nghe cái tên này, trong đầu mình hình dung ngay là: 1 ông bác sĩ già, tên là Xuân.

Khi đến nơi, bước vào phòng khám, thấy 1 cô bác si xinh đẹp, trẻ trung. Rồi suy nghĩ đầu tiên chợt đến. Mình chợt nghĩ "chắc là trợ lý". 

Nhưng không, cô ấy khám cho mình. Xong xuôi đâu đấy, mình bắt đầu trò chuyện. Mình mới chợt giật mình vì đó chính là Dr Xuan Tran. 

Rõ ràng, cái định kiến giới nó nằm đâu đó trong tiềm thức của mình. Mặc dù bản thân rất ý thức rằng "không được định kiến giới". Thế nhưng, tình huống thực tế chưng minh rằng "mình đang mang định kiến giới" không hề nhẹ

Tuesday, June 17, 2014

Võ Hoàng Yến và Nguyễn Từ An thảo luận về học tập cho người khuyết tật tại diễn đàn Australia

June 16, 2014

Hai học viên Học bổng Chính phủ Australia Võ Hoàng Yến và Nguyễn Từ An là diễn giả khách mời tại Diễn đàn Hội Người Khuyết tật và Phát triển Australia, tổ chức mới đây tại Melbourne với chủ đề Thúc đẩy Giáo dục Hòa nhập.

Phần trình bày của hai học viên tập trung vào trải nghiệm học tập khi là người khuyết tật. Hai mươi lăm người tham dự diễn đàn này bao gồm các đại diện của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT), có mặt để trao đổi về các hoạt động của Bộ trong lĩnh vực này. Viện CBM Nossal (một tổ chức nghiên cứu về người khuyết tật) thảo luận về những kết luận mới nhất trong nghiên cứu do DFAT tài trợ về giáo dục hòa nhập. Cô Cara Ellickson, Cố vấn về Giới và Hòa nhập Xã hội của Học bổng Chính phủ Australia, cũng tham gia vào diễn đàn.


Từ trái sang phải: Chị Nguyễn Từ An, cô Cara Ellickson và chị Võ Hoàng Yến

Đáng chú ý là cả hai học viên cũng tham dự buổi trao đổi của DFAT về việc phát triển một Chiến dịch cho Người Khuyết tật thuộc chương trình của Australian Aid từ năm 2015.

Cả Nguyễn Từ An và Võ Hoàng Yến đang học tại Đại học La Trobe. Chị Nguyễn Từ An hiện học khóa thạc sỹ nghiên cứu về Khoa học Y tế theo Học bổng Chính phủ Australia, còn chị Võ Hoàng Yến học chương trình Tiến sỹ về Khoa học Y tế bằng học Học bổng Lãnh đạo Australia.

Chị Nguyễn Từ An, một giảng viên tại Đại học Bình Dương, đã được phỏng vấn trên Truyền hinh Việt Nam hồi năm ngoái trong chương trình nói về các học viên khuyết tật Học bổng Chính phủ Australia và làm thế nào để vượt qua những khó khăn. Chương trình này có thể xem trên Youtube theo đường link dưới đây: https://www.youtube.com/watch?v=cPco2yfkbyk

Còn chị Võ Hoàng Yến là một gương mặt quen thuộc trên báo chí và truyền hình Việt Nam. Là người sáng lập ra DRD (Trung tâm Nghiên cứu và Nâng cao Năng lực Khuyết tật), chị phụ trách nhiều dự án và sáng kiến hỗ trợ người khuyết tật. Chị giành được giải thưởng Kazuo Itoga năm 2009 vì thành tích thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật.

Dưới đây là đường link Youtube một buổi phỏng vấn chị trên VTV: https://www.youtube.com/watch?v=_ZONKfI8GtM

Chị Võ Hoàng Yến từng chia sẻ trong một email gần đây về quyết định đi học ở Australia:

“Việt Nam vẫn còn thiếu một Viện nghiên cứu và đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực khuyết tật nên tôi và các đồng nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu và Nâng cao Năng lực Khuyết tật – DRD vẫn ước ao phát triển DRD thành một Viện như thế với đầy đủ nhân lực và tài lực cùng với một chương trình đào tạo online để có thể cung cấp cơ hội học tập và phát triển cho nhiều người khuyết tật hơn, đặc biệt là các thanh thiếu niên, đồng thời chúng tôi cũng sẽ phát triển chương trình đào tạo riêng cho những nhân viên xã hội đang làm hoặc muốn làm việc với người khuyết tật. Các nghiên cứu trong tương lai của chúng tôi cũng sẽ đóng góp cho việc hoạch định tốt hơn các chính sách về người khuyết tật. Chương trình học tiến sĩ chuyên sâu về lĩnh vực công tác xã hội và người khuyết tật với các chuyên gia đã đi trước rất lâu trong những lĩnh vực này sẽ giúp tôi có thêm những kiến thức cần thiết để thực hiện ước nguyện này”.

Vo Hoang Yen and Nguyen Tu An discuss studying with disability at Australian forum

Australia Awards scholars Vo Hoang Yen and Nguyen Tu An were guest speakers at the recent Australian Disability and Development Consortium’s (ADDC) Practitioner Forum held in Melbourne on the theme of Promoting Inclusive Education.

Their presentations focused on their lived experience of studying with a disability.

Twenty five people attended the forum including representatives from DFAT who presented on DFAT’s work in this area and CBM Nossal who discussed their latest findings from DFAT funded research on inclusive education. Cara Ellickson, the Australia Awards Vietnam Office Gender and Social Inclusion Advisor also participated in the forum.


From left to right: Nguyen Tu An, Cara Ellickson and Vo Hoang Yen

It is noteworthy that both scholars also attended DFAT’s Melbourne consultation on the development of a new Disability Strategy for the Australian Aid program from 2015.

Both Nguyen Tu An and Vo Hoang Yen are studying at La Trobe University. Ms. Tu An is taking an MA by research course in Health Sciences on an Australia Awards Scholarship, while Ms. Hoang Yen is pursuing a PhD degree in Health Sciences on an Australia Leadership Award.
Nguyen Tu An, a lecturer at Binh Duong University, was interviewed last year on a Vietnam Television (VTV) program about Australia Awards scholars with disabilities and how they managed to overcome difficulties to succeed. Her interview is available on You Tube via the following link: https://www.youtube.com/watch?v=cPco2yfkbyk

As for Vo Hoang Yen, she has long been a familiar face on Vietnam’s television and newspapers. As the founder of the Disability Research and Capacity Development Center (DRD), she was responsible for various projects to help people with disabilities. She won the Kazuo Itoga Memorial award in 2009 for her outstanding achievement in promoting the rights of the PWD.

Below is the You Tube link to an in-depth interview with her on VTV: https://www.youtube.com/watch?v=_ZONKfI8GtM

Vo Hoang Yen shared her views about her decision to study in Australia in a recent email:
“Vietnam needs an institute focusing on research and training in disability. Therefore, my colleagues and I at the Disability Research and Capacity Development Center hope to develop the centre into an institute with all the necessary human resources and financial capabilities and an online training program for people, especially young people with disabilities as well as specialized training programs for those who work with persons with disabilities. Our future research will contribute to better policies for persons with disabilities. A PhD program focused on social work and disability with experienced experts in the field will help me have the necessary knowledge to realize this dream.”
http://australiaawardsvietnam.org/index.php/vi/news

http://australiaawardsvietnam.org/index.php/en/news-4

https://www.facebook.com/#!/notes/australian-scholarships-for-vietnam/v%C3%B5-ho%C3%A0ng-y%E1%BA%BFn-v%C3%A0-nguy%E1%BB%85n-t%E1%BB%AB-an-th%E1%BA%A3o-lu%E1%BA%ADn-v%E1%BB%81-h%E1%BB%8Dc-t%E1%BA%ADp-cho-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-khuy%E1%BA%BFt-t%E1%BA%ADt-t%E1%BA%A1i-di%E1%BB%85n-/740133706028613

Wednesday, June 4, 2014

Định kiến vô hình

Câu chuyện này xảy ra đã hơn 2 năm rồi, từ hồi tháng 1/2012. Chuyện là trong 1 hội đồng bảo vệ đề cương cao học, sau khi đọc xong đề cương của học viên cao học (HVCH) này thì hội đồng (HĐ) phán:

HĐ: nhu cầu tình dục thì ai mà không có? cô làm cái này là vô nghĩa rồi, đổi chủ đề đi.
HVCH: dạ đúng, nhu cầu thì ai cũng có nhưng với NKT thì họ bị định kiến, kỳ thị và nhiều rào cản...(bị ngắt lời)

HĐ: làm quái gì có rào cản, định kiến? ai ngăn cấm họ quan hệ?
HVCH: Dạ những quan niệm xã hội và.. (bị ngắt lời)

HĐ: quan niệm xã hội nào? tôi k thấy. Như tôi, tôi đâu có cấm cản họ quan hệ? Họ muốn thì cứ việc quan hệ? Mà tôi cũng không hiểu cô lấy ở đâu ra cái khái niệm quyền sinh con nằm trong quyền tình dục? sinh con là sinh con, tình dục là tình dục? sao lại đánh đồng 2 cái đó với nhau dc?
HVCH: Dạ em sử dụng khái niệm của WHO, quyền tình dục gồm 10 quyền (bắt đầu kể lể).... và e đc tham dự lớp VNGHS4 ở HN, e có dịp tiếp thu nh kiến thức mới về tình dục của các chuyên gia... (lại bị ngắt lời)

HĐ: Tôi không đồng ý với quan niệm của cô. sinh con thì k thể nào nói nó là quyền tình dục. Tôi k quan tâm việc cô đi HN hay không? mà vấn đề ở đây là đề tài của cô không khả thi, tôi đề nghị cô chuyển đề tài.....cô nên...

----
P/S: Kể lại câu chuyện này chỉ để thấy rằng, định kiến rất vô hình. Những người tưởng rằng mình không hề mang định kiến với bất kỳ ai, bất kỳ vấn đề nào, nhưng thực tế, khi đối mặt với con người đó, vấn đề đó thì định kiến kia  nổi bật lên mà ngay cả chính bản thân họ cũng khó nhận ra. Cuối cùng thì đề tài cũng bảo vệ thành công vào tháng 2/2013 với con điểm "đẹp nhứt" :)

Tuesday, June 3, 2014

Đôi chân thứ hai kỳ diệu

Cập Nhật 18-04-2014 21:31:12
PN - Sốt bại liệt cướp đôi chân từ năm lên bốn tuổi, Nguyễn Thị Từ An đã nỗ lực học tập, trở thành thạc sĩ ngành xã hội học, giảng viên Trường ĐH Bình Dương. Chị vừa nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Úc, chương trình thạc sĩ khoa học về sức khỏe. Với chị, gia đình là giá đỡ, là bệ phóng, là đôi chân thứ hai để mình vươn xa…
    * Gia đình đã chia sẻ thế nào để giúp chị vượt qua mặc cảm, sống tự tin, hòa nhập?
    Thạc sĩ Từ An: Mặc cảm của người khuyết tật rất thường trực và ám ảnh dai dẳng. Hồi nhỏ, lúc nào tôi cũng có cảm giác mình nằm trong tầm ngắm của những ánh mắt chế giễu, cợt đùa. Nghe ai cười khúc khích, tôi cũng nghĩ họ cười mình và buồn cả ngày. Có lúc tôi bưng mặt khóc vì trời ào ào đổ mưa mà tôi không thể cùng ba má hốt lúa đang phơi ngoài sân. “Mình vô dụng thật!” - suy nghĩ này xâm chiếm đầu óc tôi, ảnh hưởng khá nhiều đến học tập và cuộc sống. Nhiều lúc tôi lâm vào trạng thái suy sụp, muốn buông bỏ tất cả, rất may là còn có điểm tựa gia đình.
    Ông Võ Từ Hy: Là cha mẹ, thương con hết lòng, có thể cho con tất cả nhưng nhiều lúc tôi bất lực, khó xử trước nỗi đau của con. Cầm trang nhật ký với những tâm sự nặng nề của con, tôi có cảm giác nghèn nghẹn. Mỗi khi con bị những đứa trẻ ngỗ nghịch trêu ghẹo, tôi không biết làm sao để con bỏ ngoài tai những lời đó. Tôi chỉ bảo con hãy xem như chúng thiếu hiểu biết, không đáng bận tâm. Tôi thắt lòng khi nhớ thời bé, có lần An mếu máo: “Mấy em đòi ba lại, không cho con mượn ba nữa!”. Từ An là con của người chị ruột của tôi chứ không phải là con ruột của vợ chồng tôi. Ba An mất tích trong một lần vào rừng tìm trầm hương khi An chỉ hơn một tháng tuổi. Sau đó, khi An khoảng hai tuổi thì mẹ bỏ đi. Tôi giật mình, các con ruột của tôi chỉ vì tranh đồ chơi mà khơi gợi hoàn cảnh khiến An tự ái, đau lòng. Tôi nói với các con: “An bất hạnh, không có mẹ cha thì ba phải lo choàng, cậu cũng như cha. An mồ côi lại khuyết tật, các con phải thương chị nhiều, không được ăn hiếp hay xa lánh”. Trò chuyện với An, tôi biết dù cháu mặc cảm, bị tổn thương trong giao tiếp với người bên ngoài nhưng điều ấy không nặng nề bằng khi bị người trong gia đình ghẻ lạnh, ruồng rẫy. Vì vậy, tôi đặc biệt cẩn trọng trong dạy dỗ An, luôn nói lời dịu dàng, nhẹ nhàng, không cau có, gay gắt khiến con tủi thân, nghĩ quẫn.
    Niềm vui của Từ An trong ngày tốt nghiệp thạc sĩ
    * Cánh cửa nghề nghiệp hiện nay vẫn chưa rộng mở với người khuyết tật. Niềm tin nào đã giúp chị dồn hết tâm sức cho việc học?
    Thạc sĩ Từ An: Từ bé, tôi đã thuộc lòng lời động viên của ba mẹ: “Con bị chân yếu, phải ráng học lấy chữ nuôi thân”. Khi xưa, tôi chỉ nghĩ rằng mình học càng giỏi thì ba má càng vui. Để lo sáu đứa con ăn học, ba má đã tất tả mưu sinh bằng nghề nông, mua bán trái cây. Chân tôi yếu, ba má phải chạy chữa thuốc thang khắp nơi, tốn kém rất nhiều. Túng thiếu quá, chị Hai của tôi đã phải bỏ dở việc học ở lớp 5. Tôi nghĩ, mình học để sau này có thể tự lo cho bản thân, đỡ phiền người khác. Động lực kế tiếp để học chính là do tôi… thất nghiệp. Cầm tấm bằng trung cấp, tôi làm 10 bộ hồ sơ xin việc ở quê nhà Khánh Hòa. Thật bẽ bàng, nhiều nơi lập tức trả lại hồ sơ khi nhìn thấy dáng đi của tôi. Nhiều lần, tôi rời nơi nộp hồ sơ xin việc trong nước mắt. Tôi buồn, giận nhưng giờ tôi cảm ơn họ, nhờ họ không nhận vào làm mà tôi cố gắng nắm bắt những cơ hội khác.
    Ông Võ Từ Hy: Tôi luôn ủng hộ các con học, với đứa yếu đuối khuyết tật như An, tôi càng quan tâm nhiều hơn. Ngày An tốt nghiệp Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM, vợ chồng tôi vào với con. Trong tiếng nhạc giòn giã, thúc giục, con chân thấp chân cao bước lên bục nhận bằng, tôi mừng rơi nước mắt. Tôi tự hào khi con là sinh viên xuất sắc, đỗ thủ khoa được xướng danh đầu tiên. Trước đây, An học xong trung cấp, xin việc nhiều nơi không được. “Học nữa hay thôi?”, tôi nát óc tìm cách giúp con. Cuối cùng tôi nghĩ nếu không học thì chắc chắn là bế tắc, còn học là còn hy vọng. Khi An nộp hồ sơ để làm giảng viên, tôi nghe một người quen vốn là giáo viên nói rằng người khuyết tật thì không ai cho làm giảng viên. Trước mặt người ấy, tôi phản ứng, nhưng khi ngồi một mình, tôi lại hoang mang, rối bời: không biết có quy định ấy không, sợ con hy vọng rồi lại thất vọng, nhụt chí…
    * Sự bù đắp của gia đình có phải là động lực chính để chị có được như hiện nay?
    Thạc sĩ Từ An: Nếu bù đắp bằng sự chiều chuộng, cung phụng, chăm sóc “đến tận răng” thì đứa con đã yếu ớt lại mất thêm cái quyền được lao động, sáng tạo, phát triển và tự lập. Trước đây, ba má và chị Hai thường xuyên đi làm đồng, tôi ở nhà tự lo việc cơm nước, trông em, chăm sóc đàn heo. Cha mẹ làm thay con càng khiến con ỷ lại, phụ thuộc, yếu đuối. Mặt khác, đứa con luôn được chăm chút kỹ lưỡng sẽ cho mình là người quan trọng, không biết mình là ai, có thể sống vị kỷ, vô trách nhiệm và thờ ơ, vô tâm với người khác. Môi trường bình đẳng, không phân biệt là tốt nhất. Sự ưu tiên vô tình khiến con càng mặc cảm. Nếu bù đắp, cha mẹ nên bù bằng tình yêu thương, tạo điều kiện để con theo đuổi ước mơ của mình với một niềm tin “con sẽ làm được!”. Số phận tôi có nhiều điều không may nhưng tôi diễm phúc có được ba má hiểu và thương con đúng cách, dù hai người chỉ là nông dân.
    Ông Võ Từ Hy: Đứa con nào yếu đuối, thiệt thòi, cha mẹ thường nặng lòng về nó nhiều hơn nhưng phải cân nhắc trong đối xử. Nếu cho con thật nhiều tiền có khi đẩy con vào đường hư hỏng. Tạo cho con vận động tay chân hợp lý sẽ giúp luyện sức bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sảng khoái và cảm thấy bản thân không phải người thừa. Ở nhà, tôi không giao việc tắm heo nặng nhọc và nguy hiểm cho An. Khi biết An tự tắm heo, tôi đã “chuyển công tác” sang những việc phù hợp, vừa sức: giặt đồ, rửa chén, quét nhà... Trong việc học, tôi động viên, khuyến khích con nhưng không đặt kỳ vọng, tránh cho con phải chịu nhiều áp lực. Giờ An và các con tôi đều có nghề nghiệp ổn định, vợ chồng tôi rất vui, mãn nguyện.
     TÔ DIỆU HIỀN (thực hiện)
    (Theo Báo Phunu)

    Dạy trẻ nói thật là cần thiết!

    Khái niệm trẻ em ở đây có thể hiểu là trẻ dưới 12 tuổi. Đây được xem là giai đoạn đầu tiên mà con người bắt đầu có sự tiếp cận với thế giới và hoà nhập vào môi trường xã hội loài người. Xét ở góc độ tâm lý học, trẻ em lứa tuổi này trải qua hai giai đoạn phát triển là giai đoạn tìm hiểu thế giới xung quanh và giai đoạn nhập với xã hội. Do đó, những sự thay đổi dù là rất nhỏ cũng có thể để lại những hệ quả lâu dài về sau.

    Trong tình huống của nhân vật, phụ huynh nên khuyến khích con rằng: “Con đã làm đúng” và phụ huynh cần giải thích rõ với con “vì sao con không được phép méc cô giáo việc các bạn quay bài”. Con trẻ tuy ngây thơ nhưng con sẽ cảm thấy hài lòng nếu mẹ có giải thích lý do thoả đáng. Chẳng hạn như: nếu con làm vậy thì con sẽ gặp nguy hiểm với đám bạn xấu. Bọn nó có thể đánh lén con..... Ở đây, người mẹ có nói “Hãy để mẹ méc cô giáo” thì người mẹ nên thực hiện lời nói của mình là “méc cô giáo dùm con”. Và sau khi méc cô giáo xong thì mẹ cũng nên chia sẻ với con là “mẹ đã méc cô rồi!”. Như vậy, con trẻ sẽ thấy yên tâm hơn và tự tin hơn về hành động của mình.

    Xã hội xưa nay vẫn xem “trung thực” là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Chính vì vậy, dạy trẻ nói thật vẫn là điều hết sức quan trọng trong việc định hình nhân cách con trẻ. Và dạy con nói thật như thế nào là đúng cách? Việc đơn giản nhất là chính bản thân người lớn phải “làm gương trong việc nói thật”, và điều đặc biệt quan trọng là “đừng bao giờ nói dối con trẻ”. Người lớn đừng tưởng trẻ mau quên mà luôn nói dối con trẻ để “chống chế” trong một vài tình huống nào đó. Nghĩ thế là một sai lầm! Trẻ con có trí nhớ vô cùng tốt.

    Tôi còn nhớ, tôi có một đứa cháu 6 tuổi.  Mẹ cháu đi chợ, cháu muốn ở nhà chơi nhưng nhà không có ai trông cháu, nên mẹ mới bảo rằng: “Con đi chợ với mẹ, mẹ mua cho đôi dép mới”. Nghe dép mới, cháu hí hửng vâng lời và đi theo. Sau khi mua đủ các loại thức ăn, hai mẹ con ra về. Chưa ra khỏi cổng chợ, cháu khóc đòi đôi dép. Mẹ cháu nhất quyết không mua và bảo rằng: “Con có nhiều rồi, hôm khác mẹ mua cho!”. Cháu cứ khóc và nói suốt đoạn đường đi từ chợ về nhà: “Lớn mà dụ con! Lớn mà dụ con!”. Rõ ràng, trẻ biết được rằng “người lớn không nói thật”.

    Với một câu chuyện khác, một hôm, tôi dẫn đứa cháu 4 tuổi đi siêu thị. Đến gian hàng kẹo, cháu đòi ăn socola. Tôi bảo: “Về nhà dì cho ăn, dì có ở nhà rồi”. Thế là cháu không đòi nữa. Nhưng khi về nhà, cơm nước xong, cháu lại hỏi: “Cho con kẹo đi, dì nói rồi mà, cho con kẹo”. Thật sự, tôi cũng bất ngờ khi cháu nhắc đến socola, vì lúc tôi bảo với cháu nhà có kẹo, tôi chỉ nghĩ rằng “nói cho qua”. Ai ngờ đâu, cả đêm cháu khóc đòi mẹ “lấy kẹo cho con”. Chính vì vậy, muốn trẻ nói thật, người lớn chúng ta cần phải là người nói thật.

    Tuy nhiên, để trẻ biết “Cái nào nên nói thật và cái nào không nên” thì không hề đơn giản. Ngay cả bản thân những người lớn như chúng ta cũng mắc phải sai lầm vì những điều nói thật không nên nói. Vậy thì tại sao phải bắt những đứa trẻ nhận diện “tình huống nào nên nói thật và tình huống nào không?”. Như vậy là quá sức với con trẻ. Mục tiêu quan trọng với trẻ giai đoạn này là ngoan ngoãn, biết nghe lời.



    ThS Nguyễn Thị Từ An
    04 tháng năm năm 2014

    CHUYỆN TÌNH CÔ CHUỘT ĐỒNG


    Nó là một con chuột đồng nhỏ bé nhưng không yếu ớt. Tên của nó là chuột “Đen” vì nó có bộ lông màu xám “đậm đặc”, giống hệt màu của bùn non nhưng nó tuyệt đối không tanh mùi bùn. Nó sinh ra và lớn lên ở một cánh đồng nắng gió và ít mưa của vùng đồng trũng miền Trung. Nó là một con chuột đồng chính hiệu!
    Ngày qua ngày, đêm qua đêm, gia đình nhà nó ra đồng tìm lúa và mạ non để làm thức ăn. Tuy rằng nó sống trong cả một cánh đồng rộng nhưng nó - cũng như cả nhà nó - phải hết sức cần thận, canh chừng những bác nông dân và những cái bẫy chuột kinh hoàng. Nếu sơ ý, “bụp” một phát là thành chuột nướng muối ớt, nằm ngang trên lò than ngay lập tức. Cuộc sống tuy vất vả nhưng cả nhà nó luôn quây quần bên nhau với những bữa rau cháo đạm bạc. Nhà nó hạnh phúc lắm! Ai nhìn vô cũng phải thèm thuồng.
    Và rồi, khi cô chuột Đen lớn lên một chút, chắc cũng chừng “tuổi cặp kê”, cô cảm thấy bức rứt và gò bó trong cái hang chuột tối om và đọng nước của nhà nó. Nó nghĩ rằng nó cần phải đổi đời. Nó phải đi tới một vùng khác hoặc một cánh đồng khác màu mỡ hơn. Thế là nó khăn gói ra đi, tìm đến vùng đất hứa.
    Nó đi, đi mãi....
    Rồi một ngày, nó dừng chân trên một con đường đầy xe cộ. Chiếc chạy qua, chiếc chạy lại, cứ náo loạn cả lên. Nó chẳng biết phải đi lối nào. Nó đang nấp dưới một cái nắp cống thoát nước. Liếc nhìn mọi thứ xung quanh, nó chợt nhận ra rằng: “Oh, mình đã lạc tới khu đô thị loại một ư?”. Không thể ló đầu ra lúc này được. Chỉ cần ngoi lên một chút xíu thôi là không biết bao nhiêu là nguy hiểm đang rình rập nó. Nào là xe hơi, xe tải, xe đạp...và cả bàn chân con người nữa. Phải cẩn thận! (nó thầm nhủ).
    Đêm xuống, cô ta rón rén bước ra đường với bước đi nhẹ nhàng và chậm rãi. Thình lình “ngao.....”. Cô chuột Đen giật thót mình, co giò chạy để tìm nơi ẩn náu. Sau lưng cô, một anh mèo trắng đang gầm gừ đuổi theo. Nó sợ mèo, ghét mèo và căm thù mèo lắm! Phen này thì toi đời nó rồi. Có mà chạy đằng trời....
    Cùng đường, đột nhiên mèo trắng dừng lại, lấy cái chân trước của nó khều khều cô chuột Đen. Ồ, lạ chưa! Nó không nhai ngấu nghiến chuột à? Anh mèo này dễ thương ghê ta ơi! Không cắn chuột như những con mèo ở cánh đồng nhà nó. Sau một hồi sợ hãi, nó đã cảm thấy khá hơn khi anh mèo tỏ ra thân thiện. Và rồi, nó và anh mèo tỉ tê tâm sự. Nó  kể cho anh mèo nghe chuyện của nó, chuyện của gia đình nó và cả lý do vì sao nó lưu lạc đến đây. Xem ra, anh mèo đúng là tốt bụng. Anh chăm chú lắng nghe tâm sự của chuột Đen, thông cảm với nỗi lòng của chuột Đen, chia sẻ với chuột Đen mọi điều, thậm chí còn giận dữ dùm chuột đen những tình huống mà chuột Đen bị con khác “ăn hiếp”....Chuột ta cảm thấy an ủi lắm!
    Ngày qua ngày, chuột Đen và anh mèo trắng chơi thân với nhau. Điều mà không ai nghĩ đến đã xảy ra, mèo và chuột thân nhau. Chúng nó nói chuyện với nhau hàng giờ mà không chán. Nó đi chơi chung với nhau. Anh mèo trắng dẫn nó đến những nơi mà nó chưa bao giờ đến. Những nhà hàng đắt tiền, những tiệm cafe sang trọng....Nhờ đó, nó nhận ra được nếp sống và con người đô thị. Nó đã hòa nhập được với thế giới mới. Nó vui chơi, nó làm việc, nó học hành và cả việc giúp đỡ đồng loại nữa. Nó cảm thấy may mắn vì có anh mèo trắng làm “bảo kê” cho nó. Có anh mèo trắng bên cạnh, dường như nó chẳng biết sợ là gì.
    Và rồi, một đêm nọ, nó nghe trên radio một chuyện tình. Nó chợt nghĩ: “Hóa ra bấy lâu nay, những gì anh mèo làm cho mình là vì anh mèo yêu mình sao?”. Lẽ nào là vậy? Nếu không là vậy thì là vì cái gì? Cô chuột nhà ta bắt đầu đăm chiêu và mất ngủ. Nó cứ suy nghĩ mãi.... “Anh mèo yêu mình sao?” hay là.. . “mình thì sao nhỉ?”. Điểm lại cảm xúc của nó với anh mèo, nó nhận thấy, xa anh mèo, nó cũng nhớ anh mèo thật. Và nó khẳng định rằng nó đã ....trót yêu anh mèo trắng rồi. Nhưng làm thế nào để biết được rằng anh mèo có yêu nó hay không? Lẽ nào đi hỏi? Ai đời lại đi làm thế? Nhục lắm! Nhưng không hỏi thì làm sao biết được? Chả lẽ cứ mãi chờ vậy à? ....
    Đăm chiêu rồi thì cũng tới hồi quyết định. Nó quyết định “tỏ tình” anh mèo. Một quyết định táo bạo đây mà!
    Nó đi tỏ tình.....Nó bảo nó yêu mèo trắng lắm! Nó nhớ mèo trắng lắm......(tùm lum). Nó học lỏm cái cách tỏ tỉnh của một anh chuột đồng ở ngoài quê, cái anh mà suốt ngày le te với nó nhưng nó ghét, không thèm đáp. Một phần cũng vì nhà anh kia chê nó nghèo. Nó ghét, bỏ thôi!
    Và rồi, chiến dịch tỏ tình của nó thất bại. Anh mèo trắng nói là không yêu nó....Ngộ nhỉ? Nó chẳng hiểu và rồi....ghét, nó cũng chẳng thèm tìm hiểu làm gì. Nó sẽ tự sống mà không cần sự che chở của anh mèo nữa. Nó sẽ phải tập cách sống một mình và học cách tự đứng lên khi vấp ngã. Ở đây, nó không có người thân, vốn dĩ đã quen có anh mèo che chở rồi, giờ...nó thấy hơi khó khăn một chút. Nhưng không có nghĩa là không thể....
    Nó đã làm được.....
    Nó mạnh mẽ và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Nó lên báo rầm rầm....ai cũng biết và yêu quý nó. Nó cảm thấy vui và tự hào. Và nó đã may mắn khi có được những cơ hội đi học ngắn hạn ở nước ngoài. Quả là đi một ngày đàng học một sàng khôn. Có đi mới biết, có nhìn mới thấy, ở xứ người, người ta đối xử với chuột đồng tốt thật. Nó có nhiều bạn bè quốc tế hơn sau mỗi khóa học. Nó trao đổi với bạn bè bằng email, SMS, phone....bằng mọi cách có thể.
    Và ngạc nhiên chưa, có một anh khỉ Mala tỏ tình với nó và đòi cưới nó làm vợ. Nó chê và lắc đầu ngầy ngậy. Chẳng phải nó chê anh khỉ già, cũng chẳng phải nó chê anh khỉ xấu trai....mà là vì nó không yêu anh khỉ. Làm sao yêu được cơ chứ? Nó là chuột mà! Hơn nữa, có lẽ, nó vẫn còn một chút...gì đó với anh mèo mà khó nói nên lời. Thôi thì bye bye anh khỉ nhé!
    Một hôm, nó lại được một chuyến công tác nước ngoài. Nó lại đi và lại gặp những người bạn quốc tế mới. Nó vui vẻ, cười đùa như mọi khi. Thậm chí, ngồi vô bàn nhậu với họ luôn. Chỉ có điều là chuột đen không uống nhiều. Chỉ là nhấp môi cho vui thôi. Ấy thế mà chuyến đi ấy lại làm nên “vấn đề”. Cái đêm nhậu cùng “chiến hữu” ấy lại là “đêm định mệnh”. Nó và anh heo vàng phải lòng nhau....chết thật! Về nước, nó và anh heo vàng vẫn cứ nói chuyện với nhau hàng giờ....vì nhớ! Heo xạo đấy, đừng tin Đen nhé! Đen biết mà!....
    Đen biết gì chứ? Đen chẳng biết gì hết! Đen đã phải lòng anh heo vàng rồi....Còn anh heo vàng thì sao chứ? Nhớ à? Bối rối với “cô chuột nhỏ dễ thương” à?...Biết rồi nhé!
    Ừ thì cuối cùng chúng nó chấp nhận “yêu xa”.... Chẳng biết rồi đây, chúng nó sẽ đi về đâu. Chắc là về trang diepkhuc.com để hát ầu ơ ví dầu....

    Từ An
    21/03/2010