Tuesday, November 17, 2015

Xin tiền

Chiều nắng, cưỡi con xe lăn đi ra Northland mua đồ ăn. Định bụng là sẽ ghé vào Kmart mua vài cái áo ngắn tay cho mùa hè, vì nóng quá. Mình đảo một vào, thấy Kmart, đứng ngó từ xa, ngại vào nên đi thẳng. Đúng thật là mình không có cái tính cà cưa. Đi mua đồ ăn là đi mua đồ ăn, không lòng vòng chỗ nọ chỗ kia.

Chạy vào Woolworths, đảo một vòng, không thấy cherry. Chạy ra, rồi vào vẹo vào Coles.

Bước vào Coles, thấy có 1 ông cầm cái giỏ đồ ăn đứng gần chỗ tính tiền. Ông ta có vẻ giống người Iran. Người nhỏ bé, tóc hoa râm, vẻ khắc khổ.... Chắc ổng chờ tính tiền.

Mình chạy lòng vòng mua các thứ, thịt, rau, trái cây... và cherry. Vì giờ này là mùa cherry.

Xong, mình chạy ra tính tiền. Các quầy có vẻ khá đông. Mình tìm quầy vắng nhất và chạy lại. Lại gặp cái ông Iran ấy (có lẻ thế). Mình đang đợi phía sau ông ta, mình thấy ông ta nói gì đó với 3 người trước. Nhưng tất cả họ đều lắc đầu và nói xin lỗi. Mình không hiểu chuyện gì nhưng cũng kệ, không hỏi.

Mình đến gần quầy tính tiền hơn. Ông ấy nhìn mình và bảo mình tính trước. Mình cảm ơn.

Rồi cái, ông ấy cúi xuống và nói với mình: Làm ơn cho tôi xin 3 đô la để tôi có thể tính tiền cho phần thức ăn này không? Tôi chỉ có vài đô la, không đủ để tính. Tôi chỉ thiếu 3 đô la thôi.

Mình nghe không rõ.Mình hỏi lại: 3 đô la!

Vừa hỏi, mình vừa nhìn vào tay ông ấy, đúng là chỉ có vài đô la, không tới 7 đô la. Nhìn vào giỏ đồ của ông ta, chỉ có bim bim, nước ngọt. Chỉ vài món lẻ tẻ, chắc tổng tiền không tới 10 đô la.

Rồi ông ta bảo, chỉ cần 3 đô la. Rồi mình nói "Yes". Ông ta mừng ra mặt. Nói cảm ơn và cầu chúc mình mọi điều may mắn

Mình tính xong tiền, đưa ông ấy 3 đô la

Chợt nghĩ: Tại sao chỉ có 3 đô la, là ai cũng lắc đầu không cho? Nhìn ông ta không có vẻ gì là người nghiện thuốc hay nghiện rượu. Nhìn ông ta, mình lại chợt nghĩ ngay đến người cha khắc khổ, cùng gia đình vượt biên sang Úc. Chẳng hiểu sao cái hình ảnh đó lại hiện ra trong đầu mình nữa....


Mel bourne 17 Nov 2015
An Nguyen


---

Yesterday, I went to Coles at Northland Shopping Center for buying some foods. When I came there, I saw a man who was standing at near cashier. He is about 45 -50 years old. He looks like an Iranian. He looks poor and sad. I thought he probably was waiting for his turn to checkout.

After a while, I finished shopping and was going to checkout. I went to checkout where he was standing. I was behind him. I saw him talking to 3 customers, I did not know what he talked but all of them said "No, I am sorry" and gone.

I came closer to him. He said to me: "Go ahead". I said: "Thank you". Then he asked me: "Could you please give me $3? So I can checkout. I don't have enough $. I just have a few dollars". He showed me some coins in his hand. I guessed it is about nearly $7. Then I saw in his basket, he just had chips, and some soft drink. I asked him: "Just $3?". He said: "Yes". I said: Ok!

When I said Yes, he was so happy, he smiled and said "thank you so much, God bless you, bla bla bla".

On my way home, I just wondered that: He needed $3, but why 3 others said NO???

Thursday, November 12, 2015

"Lọ điều ước" - a wishing bottle



grin emoticon cứ nung nấu. Muốn bay cao bay xa... trong khi khả năng hiện tại thì có hạn. Không biết phải làm sao? không biết phải nói với ai? Vậy là nghĩ ra cái trò "Lọ điều ước". Làm cho thật đẹp, thật lung linh. Ghi những điều mình muốn vào đó. Nó bé xíu xiu như ngón cái. Đi đâu cũng mang theo như báu vật. Nó chẳng có gì cả, chẳng đáng một xu. Nó chẳng thể bán, mà bán cũng chẳng ai mua. Nhưng nhìn vào nó, mình có thêm động lực. 2 mẩu giấy màu hồng là cho bản thân. 4 màu xanh là cho người thân. Nay, có chút rỗi rãi lúc sáng sớm, lôi cái lọ "thần kỳ" ra đọc... Và chị Hai đã ở Mỹ được 5 năm và gần 2 tháng. Cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng, nhưng ít ra chị đã làm được điều chị muốn. Riêng mình, há há, em hông có được đi Mỹ. Em đi học ở Úc. Và đúng thật, em đi học Thạc sĩ. em đã tốt nghiệp ĐH loại G. Và em đã làm được điều em nói trong tờ giấy "Tôi sẽ làm được".



---
Nearly 10 years ago, when I was a student, I came to Ho Chi Minh City for studying at the university. It is clearly seen that I faced many problems including social and physical problems. I challenged my problems every day, but I never give up my dreams. I want to achieve my goals and make my dreams come true. At that time, I did not know how to do and who I should share. I then made a little wishing bottle. It is very small as much as a thumb size. So I always bring it together wherever I go. It costs nothing, but it likes my treasure. I have motivation when I see it, because it contains my wishes and goals. Green colour is wishing for family, and pink colour is my goals that were written down. In the early morning today, I opened the bottle and read. See, the wish for my older sister came true. She lives in the US for nearly 5 years and 2month. Life is not a paradise, but at least she achieved the thing she wants. For me, studying abroad is one of the goals I achieved. I am studying Master in Australia instead of America. I wrote: "I will try my best to graduate with very good GPA". And see, I did more than that.


Melbourne, 13th 2015
An Nguyen

Monday, November 9, 2015

Chuyện ta ở xứ người: 13 – Hôn nhân bất hạnh

Note: English verson below!

Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân và không mang tính chỉ trích bất kỳ ai. Và càng không có ý chỉ trích nhân vật trong câu chuyện.
---

Bạn Lan (tên này chỉ để dùng trong bài viết này) cũng trạc tuổi của mình. Bạn lấy chồng cũng được hơn hai năm, có lẽ. Và cuộc tình của đôi bạn cũng thật là khó tin nếu không muốn nói đến chữ duyên số. Bạn ở Việt Nam, chàng ở xứ chuột túi. Ấy vậy mà hai bạn đã nên duyên chồng vợ. Rồi chàng đưa bạn về dinh. Nghĩa là bạn phải xa gia đình, xa họ hàng, bạn bè và mọi thứ thuộc về bạn trước kia.

Trong môi trường mới, ngôn ngữ chưa mấy quen, người thân không có, luật, văn hoá.... mọi thứ điều lạ lẫm đối với bạn. Có lẽ bạn cô đơn lắm! Người thân duy nhất bạn có, và có lẽ là hiểu bạn nhất, ở xứ chuột túi này là: Chồng bạn!

Ai cũng tưởng rằng họ sống hạnh phúc lắm, yêu thương nhau nhiều lắm. Và ai ai cũng mong như vậy lắm. Vì đơn giản, hai bạn đã yêu, và đã quyết định đi chung một con đường.

Thế nhưng, những gì mình nghe, mình thấy ở đây, chắc chắn người thân của bạn bên Việt Nam không bao giờ thấy. Và cũng có lẽ họ không nghĩ rằng họ sẽ thấy hoặc nghe về điều đó. Rằng: Hai bạn cãi nhau, thậm chí đánh nhau (mình nghĩ thế - hoặc có thể không), vì mình nghe những tiếng loảng xoảng, rầm, thịch.... Nghe mà thấy đau....

Nếu chỉ một hoặc hai lần gì đó thì không sao, vì chén trong chạn còn khua mà, huống chi cuộc sống vợ chồng. Thế nhưng, hai bạn thường xuyên lắm! Không đến mức cãi nhau như cơm bữa ... nhưng thực sự là số lần hai bạn thực sự "yên lặng" thật hiếm hoi quá đỗi...

Hai bạn không cảm thấy mệt mỏi với việc cãi nhau đó hay sao? Nếu cảm thấy hôn nhân là "tù túng", thì hãy giải phóng cho nhau đi. Đừng làm phiền đến hàng xóm, vì phải nghe những điều đó. Và nếu cảm thấy chưa đủ dũng cảm để đi đến li hôn, thì hãy tự điều chỉnh mình "sống sao cho phải đạo vợ chồng". Nhịn một tiếng, chưa chắc đã "nhục". Bớt một tiếng, không ai nói mình "ngu". Việc gì cứ phải gào lên cho lớn tiếng hơn người khác?

Có thể mình không phải là người trong cuộc, nên không hiểu hết cảm xúc của họ. Nhưng những gì mình nghĩ và viết ở đây, thật sự là chỉ mong hai bạn ấy "có những giây phút chợt nhìn lại chính mình".

Hạnh phúc gia đình là phải vung đắp từ hai phía. Ai cũng biết, ai cũng hiểu nhưng mấy ai làm được. Lắm lúc, thấy hai bạn cứ chí choé cãi nhau, mình chợt nghĩ: Có bao giờ hai bạn nghĩ rằng hai bạn kết hôn là vì cái gì????

Xưa kia...

Hai bạn đã quen nhau qua mạng xã hội. Rồi những cuộc trò chuyện tăng dần lên. Rồi ngày qua ngày, tháng qua tháng, chàng về Việt Nam lần đầu để "xem mắt" bạn. Và rồi, chừng 6 tháng sau, chàng về cưới bạn. Lúc ấy, hai bạn chắc chắn nghĩ rằng "mình không thể sống thiếu anh ấy/ cô ấy".

Và rồi, giờ thì sao??? Hai bạn cãi nhau từ việc nhỏ đến việc to. Thử hỏi, như vậy thì hôn nhân của bạn đi đến đâu? Cãi nhau mãi như vậy sao?

Nếu bạn muốn mình được yêu thương, thì ít ra bạn phải thể hiện sự yêu thương với bạn đời của mình.
Nếu bạn muốn được tôn trọng, thì ít ra bạn phải thể hiện sự tôn trọng với người khác trước
Nếu bạn muốn được người ta lắng nghe, thì chính bạn phải là người lắng nghe
Nếu bạn muốn được quan tâm chăm sóc, thì ít ra bạn phải thể hiện sự quan tâm chăm sóc người khác

Trong những lần cãi vả, hai bạn thường biện hộ rằng "mình là người nóng tính". Nóng tính ư? Ai cũng có. Con người mà, ai chả có lúc nóng giận. Nhưng khôn ngoan là phải học cách chế ngự nó. Ông bà ta nói: Cả giận mất khôn, chẳng sai đâu.

Có lần, thằng em mình nói: Khi muốn làm, ta tìm con đường. Khi không muốn làm, ta tìm lý do. Mình không biết nguồn gốc của câu nói đó, nhưng nó hoàn toàn chí lý. Nó luôn đúng trong mọi tình huống.

Và hai bạn, có bao giờ hai bạn thực sự muốn xây dựng một mái ấm gia đình????? Đừng tự gắn "kíp nổ" cho cuộc hôn nhân của bạn!

Mình biết, khi ai đó đọc được bài viết này, và nhất là những người có chung hoàn cảnh "hôn nhân chưa hạnh phúc", chắc chắn sẽ phê phán mình. Có thể ai đó sẽ nói rằng: mình chưa trải qua hôn nhân nên nói nhăn nói cuội.

Đúng, mình chưa trải qua hôn nhân, nhưng mình cũng ít nhiều hiểu cái sự đời. Và rồi, mình cũng sẽ bước chân vào cuộc sống hôn nhân đó. Mình không dám chắc rằng cuộc sống của mình sẽ không cãi nhau. Nhưng cái mình tin chắc là mình làm được: mình sẽ cố gắng để xây dựng nó, chứ không hẹn giờ nổ cho nó.


Melbourne, November 9th, 2015

An Nguyen

---English verson ---

MARRIAGE ISSUE

This is my opinion. I do not mean to criticize anyone, and the characters in my story as well.

Lan, this is a pseudonym, is the wife in this story. Her age is the same as my age. She got married about more than 2 years ago. It seems that it very hard for you to trust if you know how they met each other. It likes a fate! She lived in Vietnam, and her husband lives in Australia. But then they got married, and he took her to Australia. It means that she had to leave her family, relatives, all friends, and everything that she was familiar with it. 

In the new environment, it seems that she feels lonely, because her language is not so good. She has no relatives here. She has to adapt with new laws as well as culture. So her husband is probably the best person who stands by her.

Everyone thought that they are enjoying their life and they love each other so much. Everyone wishes so. It is clearly explained that because they love each other, and finally they decided to marry.

But, nobody in Vietnam, I means her family will never believe on what I heard and saw. And her parents probably do not think that their daughter is challenging with her life here almost everyday. Her parents will not believe that their daughter and son-in-law are arguing nearly everyday, even fighting each other (I though so, or maybe not), because I heard the sound from their room. It sounds like they are fighting. I also heard the sound like something was broken. I felt hurt when hearing that….

It is ok if it happens one or two times in their married life. Unluckily, it usually happens. Actually, both of you do not argue everyday. But, it is rarely to see you all truly happy….

Do you all feel tired with arguing, don’t you??? If you think getting married make you feel losing freedom, let’s free each other! Don’t bother your neighbours! Because they have to hear whenever you all argue. If you think you can’t divorce, so…. please adjust yourself on how to fix your gender roles in married life.

Lack a word does not mean others look you down. Reducing your voice does not mean you are fool. So why do you try to shout louder than others? Why???

Perhaps, I am not in your situation, so I do not deeply understand their feelings. And when I am writing this article, I just hope them can take time and re-think about themselves.

Happiness has to be built from both sides. Everyone knows that, but how many people can do that? Sometimes, when I see you both argue, I just question myself “Have you ever thought that why you got married to her/him?”

Before, you both knew each other by social network. You guys increased talking to each other day by day, month by month. He then went to Vietnam to see you the first time. And the second times (about 6 months later), you all got married. At that time, you both probably thought that “I can’t live without him/her”.

And now, see, what is happening? You both argue nearly in every issue in your life. Please have a think about how is your marriage life going? Do you want to argue for the rest of your lives???? Huh

If you want to be loved, you have to show your love to people you love
If you want to be respected, you have to respect people
If you want to be listened, you have to be a listener
If you want to be taken cared by your lover, you have to take care of people you love

After arguing, you both often say: “I have a violent temper”. Being in a bad temper? Not only you guys, it seems that everyone is in bad temper. But, the most important thing is how you can control that. And we learn on how to control that. Do you know “the anger takes your wisdom”?

I still remembered one sentence that my younger brother said. He said: “If you want to do something, you find a way. If you do not want to do something, you find an excuse”. I do not know whose is author, but this sentence absolutely correct in any situation.

So you, have you ever truly wanted to build a full house? If yes, please do not assemble “detonator” for your marriage life!

I know, when some readers who have the same situation, read this article, they may criticize me. They may say that I do not experience marriage life, so this article is poor quality.

Yes, I have not experienced marriage life yet, but I understand life. For me, I can’t guarantee that we will not argue in our life. But one thing I can be sure now is I will try my best to build our happiness.


Melbourne, November 9th, 2015

An Nguyen

Wednesday, September 2, 2015

Chuyện ta ở xứ người: 12 - Cái họ tên Việt

Thời trước, hễ nói đến việc đặt tên của người Việt mình, thì lúc nào cũng là "trai Văn, gái Thị". Chẳng hạn như: Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B. Và cái tên lúc nào cũng có ít nhất là 3 từ thì mới đúng "chuẩn". Còn nếu muốn cho tên đẹp hơn, long lanh hơn thì có thêm tên lót. Ví dụ như: Nguyễn Văn Quang Minh, Nguyễn Thị Hồng Đào.... Còn nhiều người lại thích đặt tên cho con theo một chuỗi các ước nguyện, khiến họ tên quá dài, dài đến nỗi mà không thể ghi được trên chứng minh thư. Chẳng hạn như Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhàn [1]. Mặc dù họ tên dài và có ý nghĩa thật đó. Nhưng nói đến để làm gì???

Họ tên dài ngoằng thì rắc rối cũng nhiều thứ lắm.

Một,  đó, nó không thể nào ghi hết đầy đủ trên chứng minh thư hoặc một số loại giấy tờ kiểu có kích thước nhỏ giống chứng minh thư như thẻ học sinh sinh viên, giấy phép lái xe, thẻ thư viện, thẻ ngân hàng...

Hai, nó trở thành chuyện phiếm cho người ta. Mặc dù cái tên đẹp và mang nhiều ý nghĩa nhưng cũng không tránh khỏi những cái cười nhạo của bạn bè khi thầy cô gọi tên lên bảng trả bài, khi đi làm các loại giấy tờ cá  nhân khác... Rồi thì trở thành mục tiêu "gây cười" trên mạng nếu tên họ có chút hài hước....

Ở đây, mình nhấn mạnh đến sự phức tạp, rắc rối của họ tên mình khi mình sử dụng trong "môi trường tiếng Anh". Và mình tin rằng đó cũng là rắc rối chung của những người Việt khác, có họ tên hơi dài như mình. Họ tên đầy đủ của mình là Nguyễn Thị Từ An. Khi mình làm bất kỳ thủ tục gì, mình cũng muốn ghi tên họ theo "chuẩn của passport".
Bữa nọ, mình ghi "Nguyen Thi Tu An". Thế là bị họ mặc định mình tên Nguyen, họ An. Họ gọi theo trình tự của trời Tây. Cứ chữ đầu tiên là tên, chữ cuối cùng là họ. Thế đấy! Chắc tưởng mình người Tàu.

Bữa khác, khi mở tài khoản ở một ngân hàng. Mình ghi
                    Tên: Thị Từ An                     Họ: Nguyễn

Rồi họ đưa giấy hẹn là tuần sau quay lại lấy thẻ. Đến hẹn, mình quay lại. Họ hỏi mình tên gì, mình bảo là "An". Hỏi họ gì? Mình bảo là "Nguyễn". Họ đem một đống phong bì có đựng thẻ ATM ra và tìm kiếm trước mặt mình. Sau một hồi tìm kiếm, cô ấy bảo "thẻ chưa về", và hẹn tuần sau lại đến. Trong lúc tìm kiếm, mình thấy có 1 cái ghi là T Nguyen. Mình nghĩ có thể là của mình. Mình bảo là T Nguyen là của mình, vì mình thấy chữ T Nguyen trong tài khoản ngân hàng điện tử của mình. Cô ấy bảo là không phải, rồi hẹn mình tuần sau quay lại.

Một tuần sau đó, mình quay lại. Cô ấy lại tìm và bảo là chưa có. Và mình lại thấy cái T Nguyen còn nằm đó. Lần này, mình đã in cái thông tin trên ngân hàng điện tử và mang theo cả passport. Rồi mình khẳng định cái T Nguyen là của mình. Sau 1 hồi chần chừ, cô ấy mở cái thư và đối chiếu thông tin. Và, xem, nó là của mình. Thế đó, từ cái tên An đẹp đẽ đã bị chuyển sang T. Cũng với cái cách như vậy, mình đã nhận rất nhiều thư lẫn bưu phẩm với tên người nhận là Thi Nguyen. Đó, mình đó! Là Thi Nguyen!

Rồi một bữa khác nữa, mình nhận được vài cái thư ghi Thi Nguyen. Mình mặc định đó là thư của mình. Vì "nhà có 3 nàng tiên", chỉ có mỗi mình họ Nguyen. Thế là mình mở thư ra coi. Nội dung trong thư chả liên quan gì đến mình. Nó là thư của người ta. Trước đó, cũng có người Việt đã ở đây, tên họ cũng có 4 chữ cái. Và Thi Nguyen đó là của chị ấy! Trời ạ! Cứ tưởng của mình, mở coi ráo sạch. Lúc đó, cứ sợ bị.... kiện vì tội xâm phạm thư từ người khác :(

Tạch với cái cách ghi Thi Tu An, Nguyen. Mình chuyển sang cách ghi khác, ngắn gọn hơn với 2 từ thôi: An Nguyen! Haìz, vậy đi, cho nó không bị nhầm lẫn và cho nó ... Tây Tây luôn.

Thế là, khi đi đăng kí hội thảo quốc tế, mình cứ ghi An Nguyen trong tất cả các tài liệu liên quan. Rồi một lần qua hải quan của một nước nọ. Anh chàng hải quan đứng nhìn mình, rồi lại nhìn passport, rồi kiểm tra visa, rồi nó lại đòi thêm thư mời hội thảo. Thấy cái tên trong passport và trong thư mời khác nhau. Nó hỏi: "là mày hả?". Mình bảo ừ, mà nó cứ nghi vấn và chần chừ. Mình bảo: "không phải tao thì làm sao đại sứ quán cấp Visa cho tao đi được". Rồi mình lại lằng nhằng với nó 1 mớ về cái tên và họ thế này thế này. Mệt!

Rồi, mình lại rút kinh nghiệm là không dùng An Nguyen trong các giấy tờ như vậy nữa. Và lại thêm một sáng tạo mới trong cách ghi tên họ của mình để không bị tra vấn hoặc không bị gọi sai nữa.
            Tên: An Thị Từ                  Họ: Nguyễn
Hoặc là phải ghi thế này: Nguyen Thi Tu An (Surname - Middle names - First name)
Mai mốt, đặt tên cho con 2 chữ cái thôi. Giống như thằng cháu mình ấy "Võ Tony". 
Vậy đi cho nó phẻ!

Melbourne, September 2nd, 2015
An Nguyen



References:

[1] Xem thêm:  http://kenh14.vn/xa-hoi/hai-huoc-gia-dinh-dat-ten-cho-3-nguoi-con-dai-va-doc-nhat-viet-nam-20140815124432464.chn

Tuesday, September 1, 2015

Ho Chi Minh citizens with disabilities face a number of challenges in respect to the available knowledge of sexual reproductive health

According to the General Statistics Office of Vietnam (2008),  Vietnamese people with disabilities (PWDs) represent 15.3% of population (GSO, 2008). Most of them are not well - educated and lack knowledge about Sexual Reproductive Health (SRH)  (An, 2013). In 2008, there was 37,680 PWDs who live and work Hochiminh City with low incomes (Nguyễn Thị Từ An, 2008). Their living standard is also mostly lower than other Vietnamese people. It could be explained that their low level of education results in the increase in unemployment. It is probably that they focus on how to enhance their lives, thus they are less concerned about how to improve their knowledge as well as maintain health (An, 2013). This essay will discuss some Hochiminh dweller with disabilities of challenges in understanding because of taboos and lack of SRH information sources.

            Firstly, the majority of PWDs respondents have a misunderstanding about SRH. They think that SRH is having sex with other people (An, 2013) instead of "a state of physical, emotional, mental and social well-being in relation to sexuality; it is not merely the absence of disease, dysfunction or infirmity" (WHO, 2014).
According to a Sexual problems of People with disabilities in Hochiminh city today  research, by depth interview method, the author interviewed 18 disabled people about what sexuality is. Most respondents said that sexuality is to have sex (An, 2013).
Exactly it is to have sex! (PI02. Disabled male, 45 years old, Bachelor, unemployed) (An, 2013), p.190).
It is probably that sexuality is make love in married life and to give birth between male and female. Certainly, it includes love (VI02. Blind male, 54 years old, postgraduate student, teacher). (An, 2013), p.191).
Table 1: The views of Hochiminh PWDs about what Sexuality is
Sexuality is
Physical impairment
Vision impairment
Hearing impairment
Total
Having sex
6
6
4
16
Solving physiological needs
3
1
-
4
Love
2
2
1
5
Do not know
-
-
2
2
Give birth
-
1
-
1
(Cited in (An, 2013)
Table 1 shows that most PWDs answer that sexuality is to have sex, which represent 16 people of total respondents. It can be seen that Hochiminh citizens with disabilities misunderstand about SRH which can lead to they facing a wide range of problems in their married lives. For instance, in a Gender roles of  People with disabilities family in Hochiminh city today  research, the author interviewed 18 people with disabilities. One of the main findings of this research shows that women with disabilities (WWDs) were shy to show their sexual needs (An, 2009).
I think that male should be subjective in having sex and female should not do this because it is a taboo (Hearing impairment female, PVS 03). (An, 2009), p.83).
My husband is always a subjective person because he is a man (Blind female, PVS 12) (An, 2009), p.83).
This data shows that Hochiminh citizens with disabilities do not have understanding about SRH which results in challenges in their lives.

            Secondly, the taboos of SRH are common barriers of Hochiminh dweller with disabilities (An, 2013). It seems that sexuality in Vietnam is easy to joke about but it is hard to discuss.
In terms of families, many parents of PWDs do not teach their children with disabilities about gender and sexuality. Parents mostly say that sexuality is a bad behavior (An, 2013). A hearing impairment person answered in the 2013 research, which is mentioned above, that:
Sex is always a bad thing because it does not allow to talk with some. If I talk with other family members about this issue, they may look down me  (HI02. Hearing impaired female, 54 years old, grade 2, house worker, widow) (An, 2013), p.80).
And their disabled children are not encouraged to ask them about SRH (An, 2013). It means that they are not allowed to talk with other family members about gender and SRH. As a blind man shared his view in the 2013 research below.
Generally, there is no one who can teach me about SRH. It is true! For me, I never asked my parents about this. If I ask them, I will be fighted down by a whip (VI01. Blind female, 32 years old, Bachelor, massage staff)  (An, 2013), p.69-70).
Regarding schools, teachers are shy to talk about SRH and are not trained about the scientific SRH knowledge. That is why they find it difficult to teach their students as well as students with disabilities about SRH (An, 2013). An interviewee in the 2013 research said that
No, they did not teach anymore because it did not include in Biology. If I want to know more except the human body, I just ask or discuss with my friends as a secret. (VI02. Blind male, 54 years old, postgraduate student, teacher) (An, 2013), p.72-73)
Additionally, there is no SRH subject in the curriculum. Generally, PWD respondents may know some basic information about the human body when they study biology in secondary school (An, 2013). A chairwoman in the 2013 research said that
For me, I just learned about periods including Biology at grade 9. That is all! (PI01. Disabled female, 34 years old, bachelor, chairwoman) (An, 2013), p.73).
With regards to communities, it is not socially acceptance for Hochiminh citizens with disabilities to discuss SRH in public places (An, 2013). It is clearly seen that SRH is taboo of SRH in Vietnam. Having a look at two PWDs who were interviewed in the 2013 research below.
My parents did not say anything. How can they tell me about this? (HI01. Hearing impaired female, 26 years old, Bachelor, manager, widow (An, 2013), p.75).
For my relatives, they do not allow to teach me about this issue. Sometimes, I heard they told a sexual story and laugh if there was nobody around them (PI04. Disabled female, 29 years old, bachelor, staff) (An, 2013), p.75).
Thus, PWDs who live in Hochiminh city find it difficult to improve their knowledge about SRH from their family, school and community.

            Lastly, the SRH sources in Vietnam are not accessed easily because it is a taboo of SRH. People who access SRH information via mass media, would be arrested with legal liability. So, Hochiminh citizens with disabilities often improve their SRH knowledge via watching online clips on illegal websites or illegal DVDs (An, 2013). Here are two PWDs who shared their experiences in the 3021 research.
I often watch 18 plus movies on some websites (PI01. Disabled female, 34 years old, bachelor, chairwoman) (An, 2013), p.64).
When I was a teenager, I found tapes from my friends and watched them. Then, I watched online clips or 18 plus movies. I try to figure out what sexuality is and how to have safe sex (PI03. Disabled male, 28 years old, bachelor học, IT staff) (An, 2013), p.65).
In addition, some gender books are not accessible for vision and hearing impaired people (An, 2013). There is no version by sign language or Braille for them. So it is difficult for blind or deaf people to learn about SRH knowledge.

            In conclusion, Hochiminh citizens with disabilities are facing many challenges including lack of understanding of sexuality, lack of SRH knowledge which result from SRH taboo, and lack of sources. To enhance their lives, setting up an accessible library for mobility, hearing and vision impaired people as well as training in gender and SRH may help them improve their knowledge.

Nguyen Thi Tu An (Surname - middle names - first name), La Trobe Univrsity, Australia

References
  General Statistics Office of Vietnam. (2008). Statistical Handbook of Vietnam: 2008. Hanoi, Vietnam.
WHO (2014). World Health Organization. Retrieved from http://www.who.int/reproductivehealth/topics/sexual_health/sh_definitions/en/index.html.