Wednesday, September 2, 2015

Chuyện ta ở xứ người: 12 - Cái họ tên Việt

Thời trước, hễ nói đến việc đặt tên của người Việt mình, thì lúc nào cũng là "trai Văn, gái Thị". Chẳng hạn như: Nguyễn Văn A, Nguyễn Thị B. Và cái tên lúc nào cũng có ít nhất là 3 từ thì mới đúng "chuẩn". Còn nếu muốn cho tên đẹp hơn, long lanh hơn thì có thêm tên lót. Ví dụ như: Nguyễn Văn Quang Minh, Nguyễn Thị Hồng Đào.... Còn nhiều người lại thích đặt tên cho con theo một chuỗi các ước nguyện, khiến họ tên quá dài, dài đến nỗi mà không thể ghi được trên chứng minh thư. Chẳng hạn như Lê Hiếu Nghĩa Đệ Nhất Thương Tâm Nhàn [1]. Mặc dù họ tên dài và có ý nghĩa thật đó. Nhưng nói đến để làm gì???

Họ tên dài ngoằng thì rắc rối cũng nhiều thứ lắm.

Một,  đó, nó không thể nào ghi hết đầy đủ trên chứng minh thư hoặc một số loại giấy tờ kiểu có kích thước nhỏ giống chứng minh thư như thẻ học sinh sinh viên, giấy phép lái xe, thẻ thư viện, thẻ ngân hàng...

Hai, nó trở thành chuyện phiếm cho người ta. Mặc dù cái tên đẹp và mang nhiều ý nghĩa nhưng cũng không tránh khỏi những cái cười nhạo của bạn bè khi thầy cô gọi tên lên bảng trả bài, khi đi làm các loại giấy tờ cá  nhân khác... Rồi thì trở thành mục tiêu "gây cười" trên mạng nếu tên họ có chút hài hước....

Ở đây, mình nhấn mạnh đến sự phức tạp, rắc rối của họ tên mình khi mình sử dụng trong "môi trường tiếng Anh". Và mình tin rằng đó cũng là rắc rối chung của những người Việt khác, có họ tên hơi dài như mình. Họ tên đầy đủ của mình là Nguyễn Thị Từ An. Khi mình làm bất kỳ thủ tục gì, mình cũng muốn ghi tên họ theo "chuẩn của passport".
Bữa nọ, mình ghi "Nguyen Thi Tu An". Thế là bị họ mặc định mình tên Nguyen, họ An. Họ gọi theo trình tự của trời Tây. Cứ chữ đầu tiên là tên, chữ cuối cùng là họ. Thế đấy! Chắc tưởng mình người Tàu.

Bữa khác, khi mở tài khoản ở một ngân hàng. Mình ghi
                    Tên: Thị Từ An                     Họ: Nguyễn

Rồi họ đưa giấy hẹn là tuần sau quay lại lấy thẻ. Đến hẹn, mình quay lại. Họ hỏi mình tên gì, mình bảo là "An". Hỏi họ gì? Mình bảo là "Nguyễn". Họ đem một đống phong bì có đựng thẻ ATM ra và tìm kiếm trước mặt mình. Sau một hồi tìm kiếm, cô ấy bảo "thẻ chưa về", và hẹn tuần sau lại đến. Trong lúc tìm kiếm, mình thấy có 1 cái ghi là T Nguyen. Mình nghĩ có thể là của mình. Mình bảo là T Nguyen là của mình, vì mình thấy chữ T Nguyen trong tài khoản ngân hàng điện tử của mình. Cô ấy bảo là không phải, rồi hẹn mình tuần sau quay lại.

Một tuần sau đó, mình quay lại. Cô ấy lại tìm và bảo là chưa có. Và mình lại thấy cái T Nguyen còn nằm đó. Lần này, mình đã in cái thông tin trên ngân hàng điện tử và mang theo cả passport. Rồi mình khẳng định cái T Nguyen là của mình. Sau 1 hồi chần chừ, cô ấy mở cái thư và đối chiếu thông tin. Và, xem, nó là của mình. Thế đó, từ cái tên An đẹp đẽ đã bị chuyển sang T. Cũng với cái cách như vậy, mình đã nhận rất nhiều thư lẫn bưu phẩm với tên người nhận là Thi Nguyen. Đó, mình đó! Là Thi Nguyen!

Rồi một bữa khác nữa, mình nhận được vài cái thư ghi Thi Nguyen. Mình mặc định đó là thư của mình. Vì "nhà có 3 nàng tiên", chỉ có mỗi mình họ Nguyen. Thế là mình mở thư ra coi. Nội dung trong thư chả liên quan gì đến mình. Nó là thư của người ta. Trước đó, cũng có người Việt đã ở đây, tên họ cũng có 4 chữ cái. Và Thi Nguyen đó là của chị ấy! Trời ạ! Cứ tưởng của mình, mở coi ráo sạch. Lúc đó, cứ sợ bị.... kiện vì tội xâm phạm thư từ người khác :(

Tạch với cái cách ghi Thi Tu An, Nguyen. Mình chuyển sang cách ghi khác, ngắn gọn hơn với 2 từ thôi: An Nguyen! Haìz, vậy đi, cho nó không bị nhầm lẫn và cho nó ... Tây Tây luôn.

Thế là, khi đi đăng kí hội thảo quốc tế, mình cứ ghi An Nguyen trong tất cả các tài liệu liên quan. Rồi một lần qua hải quan của một nước nọ. Anh chàng hải quan đứng nhìn mình, rồi lại nhìn passport, rồi kiểm tra visa, rồi nó lại đòi thêm thư mời hội thảo. Thấy cái tên trong passport và trong thư mời khác nhau. Nó hỏi: "là mày hả?". Mình bảo ừ, mà nó cứ nghi vấn và chần chừ. Mình bảo: "không phải tao thì làm sao đại sứ quán cấp Visa cho tao đi được". Rồi mình lại lằng nhằng với nó 1 mớ về cái tên và họ thế này thế này. Mệt!

Rồi, mình lại rút kinh nghiệm là không dùng An Nguyen trong các giấy tờ như vậy nữa. Và lại thêm một sáng tạo mới trong cách ghi tên họ của mình để không bị tra vấn hoặc không bị gọi sai nữa.
            Tên: An Thị Từ                  Họ: Nguyễn
Hoặc là phải ghi thế này: Nguyen Thi Tu An (Surname - Middle names - First name)
Mai mốt, đặt tên cho con 2 chữ cái thôi. Giống như thằng cháu mình ấy "Võ Tony". 
Vậy đi cho nó phẻ!

Melbourne, September 2nd, 2015
An Nguyen



References:

[1] Xem thêm:  http://kenh14.vn/xa-hoi/hai-huoc-gia-dinh-dat-ten-cho-3-nguoi-con-dai-va-doc-nhat-viet-nam-20140815124432464.chn

Tuesday, September 1, 2015

Ho Chi Minh citizens with disabilities face a number of challenges in respect to the available knowledge of sexual reproductive health

According to the General Statistics Office of Vietnam (2008),  Vietnamese people with disabilities (PWDs) represent 15.3% of population (GSO, 2008). Most of them are not well - educated and lack knowledge about Sexual Reproductive Health (SRH)  (An, 2013). In 2008, there was 37,680 PWDs who live and work Hochiminh City with low incomes (Nguyễn Thị Từ An, 2008). Their living standard is also mostly lower than other Vietnamese people. It could be explained that their low level of education results in the increase in unemployment. It is probably that they focus on how to enhance their lives, thus they are less concerned about how to improve their knowledge as well as maintain health (An, 2013). This essay will discuss some Hochiminh dweller with disabilities of challenges in understanding because of taboos and lack of SRH information sources.

            Firstly, the majority of PWDs respondents have a misunderstanding about SRH. They think that SRH is having sex with other people (An, 2013) instead of "a state of physical, emotional, mental and social well-being in relation to sexuality; it is not merely the absence of disease, dysfunction or infirmity" (WHO, 2014).
According to a Sexual problems of People with disabilities in Hochiminh city today  research, by depth interview method, the author interviewed 18 disabled people about what sexuality is. Most respondents said that sexuality is to have sex (An, 2013).
Exactly it is to have sex! (PI02. Disabled male, 45 years old, Bachelor, unemployed) (An, 2013), p.190).
It is probably that sexuality is make love in married life and to give birth between male and female. Certainly, it includes love (VI02. Blind male, 54 years old, postgraduate student, teacher). (An, 2013), p.191).
Table 1: The views of Hochiminh PWDs about what Sexuality is
Sexuality is
Physical impairment
Vision impairment
Hearing impairment
Total
Having sex
6
6
4
16
Solving physiological needs
3
1
-
4
Love
2
2
1
5
Do not know
-
-
2
2
Give birth
-
1
-
1
(Cited in (An, 2013)
Table 1 shows that most PWDs answer that sexuality is to have sex, which represent 16 people of total respondents. It can be seen that Hochiminh citizens with disabilities misunderstand about SRH which can lead to they facing a wide range of problems in their married lives. For instance, in a Gender roles of  People with disabilities family in Hochiminh city today  research, the author interviewed 18 people with disabilities. One of the main findings of this research shows that women with disabilities (WWDs) were shy to show their sexual needs (An, 2009).
I think that male should be subjective in having sex and female should not do this because it is a taboo (Hearing impairment female, PVS 03). (An, 2009), p.83).
My husband is always a subjective person because he is a man (Blind female, PVS 12) (An, 2009), p.83).
This data shows that Hochiminh citizens with disabilities do not have understanding about SRH which results in challenges in their lives.

            Secondly, the taboos of SRH are common barriers of Hochiminh dweller with disabilities (An, 2013). It seems that sexuality in Vietnam is easy to joke about but it is hard to discuss.
In terms of families, many parents of PWDs do not teach their children with disabilities about gender and sexuality. Parents mostly say that sexuality is a bad behavior (An, 2013). A hearing impairment person answered in the 2013 research, which is mentioned above, that:
Sex is always a bad thing because it does not allow to talk with some. If I talk with other family members about this issue, they may look down me  (HI02. Hearing impaired female, 54 years old, grade 2, house worker, widow) (An, 2013), p.80).
And their disabled children are not encouraged to ask them about SRH (An, 2013). It means that they are not allowed to talk with other family members about gender and SRH. As a blind man shared his view in the 2013 research below.
Generally, there is no one who can teach me about SRH. It is true! For me, I never asked my parents about this. If I ask them, I will be fighted down by a whip (VI01. Blind female, 32 years old, Bachelor, massage staff)  (An, 2013), p.69-70).
Regarding schools, teachers are shy to talk about SRH and are not trained about the scientific SRH knowledge. That is why they find it difficult to teach their students as well as students with disabilities about SRH (An, 2013). An interviewee in the 2013 research said that
No, they did not teach anymore because it did not include in Biology. If I want to know more except the human body, I just ask or discuss with my friends as a secret. (VI02. Blind male, 54 years old, postgraduate student, teacher) (An, 2013), p.72-73)
Additionally, there is no SRH subject in the curriculum. Generally, PWD respondents may know some basic information about the human body when they study biology in secondary school (An, 2013). A chairwoman in the 2013 research said that
For me, I just learned about periods including Biology at grade 9. That is all! (PI01. Disabled female, 34 years old, bachelor, chairwoman) (An, 2013), p.73).
With regards to communities, it is not socially acceptance for Hochiminh citizens with disabilities to discuss SRH in public places (An, 2013). It is clearly seen that SRH is taboo of SRH in Vietnam. Having a look at two PWDs who were interviewed in the 2013 research below.
My parents did not say anything. How can they tell me about this? (HI01. Hearing impaired female, 26 years old, Bachelor, manager, widow (An, 2013), p.75).
For my relatives, they do not allow to teach me about this issue. Sometimes, I heard they told a sexual story and laugh if there was nobody around them (PI04. Disabled female, 29 years old, bachelor, staff) (An, 2013), p.75).
Thus, PWDs who live in Hochiminh city find it difficult to improve their knowledge about SRH from their family, school and community.

            Lastly, the SRH sources in Vietnam are not accessed easily because it is a taboo of SRH. People who access SRH information via mass media, would be arrested with legal liability. So, Hochiminh citizens with disabilities often improve their SRH knowledge via watching online clips on illegal websites or illegal DVDs (An, 2013). Here are two PWDs who shared their experiences in the 3021 research.
I often watch 18 plus movies on some websites (PI01. Disabled female, 34 years old, bachelor, chairwoman) (An, 2013), p.64).
When I was a teenager, I found tapes from my friends and watched them. Then, I watched online clips or 18 plus movies. I try to figure out what sexuality is and how to have safe sex (PI03. Disabled male, 28 years old, bachelor học, IT staff) (An, 2013), p.65).
In addition, some gender books are not accessible for vision and hearing impaired people (An, 2013). There is no version by sign language or Braille for them. So it is difficult for blind or deaf people to learn about SRH knowledge.

            In conclusion, Hochiminh citizens with disabilities are facing many challenges including lack of understanding of sexuality, lack of SRH knowledge which result from SRH taboo, and lack of sources. To enhance their lives, setting up an accessible library for mobility, hearing and vision impaired people as well as training in gender and SRH may help them improve their knowledge.

Nguyen Thi Tu An (Surname - middle names - first name), La Trobe Univrsity, Australia

References
  General Statistics Office of Vietnam. (2008). Statistical Handbook of Vietnam: 2008. Hanoi, Vietnam.
WHO (2014). World Health Organization. Retrieved from http://www.who.int/reproductivehealth/topics/sexual_health/sh_definitions/en/index.html.