Wednesday, November 16, 2016

Thesis: Sexual and Reproductive Health of People Living With Physical Disabilities in Ho Chi Minh City, Vietnam

Abstract:

This study examines the sexual and reproductive health issues of people living with physical disabilities in Ho Chi Minh City, Vietnam. People with disabilities in Vietnam face may challenges; they are not expected to marry, earn money, or take care of themselves. People with physical disabilities are seen as asexual or lacking sexual ability and it is widely believed that women with physical disabilities cannot give birth. This means that the sexual and reproductive health needs are frequently overlooked or ignored by their family, teachers and health care providers. People with disabilities often lack knowledge and access to appropriate services and resources. 
This study involved interviews with 20 people with disabilities (10 women and 10 men). The findings revealed that participants relied on friends and the media and their own experiences to learn about sexual and reproductive health. The physical disabilities of the study participants created problems for their sexual health, including issues with the sexual positions available to them. Reproductive health issues were exacerbated by their poor knowledge and by the poor attitudes of health care providers and the inaccessibility of some hospital environments. These issues created substantial barriers and some study participants avoided seeking health care. Generally participants had devised their own solutions to their sexual health problems. 
This study suggests that there is considerable room for improving the sexual and reproductive health experiences of people with physical disability in Vietnam. Policies to address the stigma associated with physical disability, especially among educators and health service providers, are needed. The accessibility of health service environments also needs to be addressed so that people with disabilities can actively seek and obtain appropriate sexual and reproductive health care.

Link download:  http://arrow.latrobe.edu.au:8080/vital/access/manager/Repository/latrobe:42204

Tuesday, November 1, 2016

Mang thai và sinh con

Mình đã từng phỏng vấn nhiều phụ nữ khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh về chủ đề sức khoẻ sinh sản, vì đó là một phần chủ đề trong đề tài mình nghiên cứu. Dĩ nhiên, trong đó có cả việc mang thai, khám thai và sinh con ở bệnh viện.

Lặng nghe những câu chuyện của họ, mình chẳng thấy có cái tia sáng nào loé lên trong việc khám thai và sinh con của họ. Ý mình muốn nói đến cách phục vụ ở bệnh viện cũng như các tiếp cận cho người khuyết tật ở bệnh viện.

Nói đến bệnh viện, ai ai cũng biết hiện trạng bệnh viện ở Việt Nam mình. Chẳng lấy gì làm tự hào, toàn kể ra bao điều tiêu cực, hạn chế. Nói mãi mà vẫn không khắc phục được. Tệ hại hơn nữa là thái độ của những người trong ngành y tế như y tá, bác sỹ ... thì "hóng hách", "quát nạt bệnh nhân"...  vẫn là thuật ngữ luôn được dùng để chỉ nhóm người này.

Đối với người không khuyết tật đã nhiều khó khăn, thì với người khuyết tật sao có thể dễ dàng được. Những câu chuyện đại loại như sau đã được người khuyết tật chia sẻ:

1. Ôi em ơi, họ không có tiếp cận gì cho mình đâu. Hồi đó nha, chị đã bầu 6 tháng rồi, bụng to rồi. Vậy mà, chồng chị vẫn phải cõng chị lên lầu khám thai. Rồi khi bụng to hơn, chồng phải bế ngửa. Khổ thân chồng chị! Bế chị với cái bầu to tướng đi lên lầu, đâu có nhẹ đâu em!

2. Hồi chị đi sinh bé thứ 3, lúc vào phòng sinh, mình đang đau đẻ, cái ông bác sỹ hỏi mình là "sinh lần đầu hả?". Mình bảo là: "dạ không, đứa thứ 3 đó bác sỹ ơi". Rồi cái ổng hỏi: "Thế có mấy cha?". Mình bảo là:" Dạ một cha thôi bác sỹ!". Lúc đó đau, mà nghe ổng hỏi vậy cũng tức lắm. Ổng làm như là mình "làm gái" vậy. Ý ổng muốn nói là 3 đứa con của mình là 3 cha khác nhau. Lúc đó giận, nhưng đau quá nên không nói gì ổng. Mà thấy bị xúc phạm lắm em!

3. Cái hồi chị đi sinh con gái ở bệnh viện Từ Dũ. Cái bà y tá trưởng ở đó nói với chị là "cái thân vậy mà con mang bầu!" Chị mới nghĩ trong bụng: "Ủa, bộ khuyết tật bị cấm làm mẹ hay sao?" Hồi đó, mình nhát, không dám nói gì, chứ bây giờ là cãi lại à. Rồi lúc sinh xong, chị chuyển phòng khác nằm. Cái rồi chồng chị vào thăm nuôi, bao nhiêu người dòm ngó, coi chồng chị có bị làm sao không? Vì họ nghĩ, chị vậy (ý nói bị khuyết tật) sao có chồng không khuyết tật được. Thấy mắc cười!....

Những câu chuyện như vậy, mình nghe rồi ám ảnh. Thầm nghĩ rằng "sau này, mình khỏi chồng con gì luôn, cho khoẻ tấm thân".

Nhưng rồi, may mắn đến, duyên số đến. Đùng cái, mình lấy chồng và có bầu ngay sau đó không lâu. Chính vì vậy mà mình có dịp trải nghiệm dịch vụ y tế tại Úc.

Lúc phát hiện có thai, việc đầu tiên là đi bác sỹ (GP: General Practitioner). Sau đó, bác sỹ chỉ định cho đi thử máu, nước tiểu để làm hàng loạt các xét nghiệm. Tính từ lúc mang thai tới nay, mình đã bị rút cũng cỡ vài chục lọ máu cho cả chục lần làm xét nghiệm. Nhiều quá nên mình không nhớ đó là những loại xét nghiệm nào. Nhưng tất cả các xét nghiệm đều rất kỹ lưỡng. Họ thậm chí còn xét nghiệm gene để kiểm tra độ tương thích dòng máu. Vì mình người châu Á, chồng người Úc lai Ý, nên họ xem giữa 3 dòng dòng máu này có tương thích không, có gây ra điều gì xấu cho thai nhi không.

Rồi cho đi siêu âm. Siêu âm chỉ được phép làm theo chỉ định của bác sỹ, chứ không được siêu âm tuỳ tiện như ở Việt Nam mình. Có 4 lần siêu âm chính. Lần 1 là ở tuần thứ 8, để xem tình hình thai nhi có ổn định không, có nằm trong tử cung không. Lần 2 là ở tuần thứ 12 để kiểm tra khả năng bị down ở thai nhi. Lần thứ ba là ở tuần thứ 20 để xem giới tính thai nhi và các yếu tố khác như chân tay, ngón chân ngón tay, đầu, mắt, môi....  Và lần cuối cùng là ở tuần thứ 32 để xem sự phát triển của thai nhi. Nói chung là xem gần như tổng quát. Sau 4 lần chính đó, nếu mẹ bầu và thai nhi có những dấu hiệu khác thường thì sẽ được chỉ định tiếp tục siêu âm ở những tuần kế tiếp để theo dõi.

Rồi khoảng tuần thứ 12, bác sỹ (GP) này sẽ liên hệ với bệnh viện phụ sản - nơi mình muốn em bé chào đời và họ bàn giao hồ sơ của mình cho bệnh viện theo dõi. Cũng từ thời gian này, mình lại làm xét nghiệm máu để kiểm tra xem mình cần chính ngừa loại nào.

Kể từ khi bệnh viện tiếp nhận hồ sơ của mình là mình bắt đầu khám thai tại bệnh viện chứ không cần đến GP nữa.

Khi khám ở bệnh viện, bác sỹ tư vấn hết sức nhiệt tình và vui vẻ. Tại bệnh viện, có dịch vụ thông dịch viên miễn phí, nên mình cũng dùng dịch vụ này cho mỗi lần khám.

Vì mình bị khuyết tật, chân rất yếu, và phải đi lại bằng nạng, nên trường hợp của mình được bác sỹ đặc biệt lưu tâm. Họ hỏi han đủ thử nhằm kiểm tra xem thai nhi có làm cho mình yếu đi không hoặc lưng hoặc hông bị đau không. Và thật sự là mình bị đau thật. Thế là bác sỹ giới thiệu ngay qua khu Physio Therapy (Vật lý trị liệu). Tại đây, mình được giám định khả năng vận động, ước lượng cân nặng của thai nhi và sau đó, mình được cung cấp những dụng cụ cũng như bài tập vật lý nhằm giảm bớt cơn đau. Mình làm theo và nó thật sự hiệu quả!

Rồi thì bác sỹ cũng giới thiệu mình với bác sỹ sản khoa để giám định và tiên liệu xem mình sinh thường hay sinh mổ. Nếu có khả năng sinh thường, họ sẽ để mình thử sinh thường. Tuy nhiên, họ cũng chuẩn bị cả phương án sinh mổ. Họ cho mình đi gặp những người chuyên khoa, chẳng hạn như người gây tê, gây mê trước khi mổ. Mình sẽ có cuộc hẹn để nói chuyện riêng với người gây tê/gây mê này. Họ sẽ kiểm tra khả năng gây tê, nếu không, họ chuẩn bị tiếp phương án gây mê. Họ nói chuyện hết sức rõ ràng, kiểu như cung cấp kiến thức liên quan đến chuyên môn. Họ trấn an mình để đảm bảo rằng mình không có bất cứ lo lắng gì trước khi vào phòng mổ.

Rồi thì nữ hộ sinh (Midwife) phải tới tận nhà để kiểm tra xem nhà mình ở có được tiếp cận không. Rồi họ tư vấn các kiểu để mình và em bé được an toàn nhất. Họ có chương trình gọi là Healthy Mother Healthy Baby (mẹ khoẻ con khoẻ). Nhân viên chương trình này sẽ theo dõi trường hợp của mình trước và sau khi sinh nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Họ cung cấp rất nhiều tài liệu liên quan và cả những buổi tập huấn nuôi con bằng sữa mẹ, chăm sóc trẻ sơ sinh như cách ẵm bé, tắm cho bé, tập cho bé vận động..... Nói chung là hết sức kỹ lưỡng.

Thấy hệ thống y tế người ta như vậy, mình lại thầm "ghen ăn tức ở" và tự hỏi: "Việt Nam mình, bao giờ được vây???" Trẻ em bên mình, sinh ra trong gia đình khá giả thì còn được chăm chút, chứ ở làng quê, nhà nghèo thì đến cái quần còn không có để măc, nói gì đến các thứ khác. Rồi khi con trẻ biết đi, thì cha mẹ để ở nhà, đứa lớn chăm đứa bé. Đứa thì mũi dãi lòng thòng, lượm (nhặt) gì ăn được là ăn, có khi không ăn được cũng cho vào miệng.... Nghĩ mà thương.... mà cũng "bất lực"!!!!


Melbourne, 2/11/2016

Từ An

Saturday, October 8, 2016

Tình dục trong hôn nhân của người khuyết tật ở TPHCM hiện nay

Dựa trên dữ liệu của một nghiên cứu định tính “Những vấn đề về tình dục của người khuyết tật ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” được tiến hành năm 2013, bài viết phân tích những vấn đề về tình dục của người khuyết tật. Người khuyết tật dù ở dạng tật nào cũng gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là khía cạnh hôn nhân. Kết quả nghiên cứu này cho thấy, người khuyết tật cũng có nhu cầu được yêu, được kết hôn và có đời sống tình dục như bao người bình thường trong xã hội. Nhận diện được những nhu cầu và khó khănkhăn của người khuyết tật trong quan hệ tình dụcdục sẽ làm thya đổi thái độ phủ nhận của cộng đồng về nhu cầu sinh lý của người khuyết tật khi cho rằng "khiếm khuyết thì không có hoặc không đáng có đời sống tình dục".










Tuesday, August 16, 2016

BẢNG ĐO VÒNG ĐẦU KHI MÓC MŨ CHO BÉ

Các mẹ đang muốn móc mũ cho bé nhưng lại băn khoăn không biết kích cỡ của mũ như thế nào, chu vi ra làm sao, chiều cao của mũ thế nào? Xuất phát từ nhu cầu móc mũ cho bé mà các mẹ lại không có mẫu nhí bên cạnh. Noli Gift sẽ chia sẻ cho các bạn bảng đo vòng đầu của bé để các mẹ dễ dàng móc hơn nhé. Nếu muốn chính xác tuyệt đối các bạn đo vòng đầu bé: từ đỉnh trán (chỗ cao nhất của trán) giáp vòng ra sau đầu. Các bé theo độ tuổi thường có kích cỡ đầu tương đối giống nhau nên các mẹ nhà mình cứ yên tâm làm theo nhé!



Tip nhỏ:
– Cách móc mũ vừa đầu mà không phải tháo đi tháo lại là các bạn tính kích thước đường kính chóp mũ theo công thức lấy vòng đầu chia cho 3,14 trừ đi 1 hoặc 1,5 tuỳ độ co giãn sợi, chiều dài thân mũ đo xuống tâm mũ sẽ bằng số đo đường kính chóp nón
–  Nhiều bạn tự hỏi tại sao đã tăng tịnh tiến như chart mà sao sản phẩm lại bị dúm, bị góc cạnh? Thật ra nhiều chart chỉ đúng khi được áp dụng đúng loại len và kim móc. Không những vậy, còn phụ thuộc vào tay nghề mỗi người, người móc chặt, người móc lỏng. Các bạn không nên quá dập khuôn
Ví dụ: Không nhất thiết tăng mũi V ( 2 mũi móc vào 1 chân) ở cùng 1 vị trí. Bạn có thể tăng mũi V so le, tức là vẫn tăng như bình thường nhưng đến những hàng tịnh tiến chẵn bạn chia đôi mũi ở đầu và cuối hàng.
Điển hình như: với hàng bình thường, chart tăng là 2xv thì bạn sẽ móc bắt đầu là 1xv,2xv,2xv….và kết thúc hàng sẽ là x (x ở cuối hàng và 1xv ở đầu hàng chính là 2xv), đến hàng 3xv lại móc 3xv như bình thường, hàng 4xv bạn lại chia đôi bắt đầu bằng 2xv và kết thúc bằng 2x. Sau khi móc xong hàng 5xv bạn ko tăng luôn 6xv mà sẽ móc 1 hàng ko tăng rồi mới đến 6xv, tương tự sau 9xv lại 1 hàng ko tăng rồi tăng tới khi vừa kích thước đầu.
Hi vọng bảng đo vòng đầu sẽ có hữu ích cho các bạn đang có ý định móc mũ cho bé. Dưới đây là một số mẫu mũ đẹp. Các bạn có thể tham khảo nhé!

Tuesday, August 2, 2016

Chuyện ta ở xứ người: 14 - Tiệm nails/tóc Việt

Mình đã từng nghe nhiều câu chuyện về người Việt làm nails ở Mỹ, có vui có buồn. Nhưng nghề nào cũng là nghề, cũng là mưu sinh cả. Và đồng tiền nào họ làm ra cũng là mồ hôi nước mắt, cặm cụi lao động, chứ chẳng ích sướng gì. Thế nhưng, nails cũng có muôn hình vạn trạng, biến tấu nên có người thành công, có người không.

Rồi một lần tình cờ, mình coi được một video clip ngắn của cô nàng Anjelah Johnson trên youtube (1). Cô nói trong một chương trình Talk Comedy về Nail Salon của người Việt ở Mỹ. Những câu cô nói, những cách biểu cảm của cô ấy khiến mình cảm thấy có chút thiếu tôn trọng người Việt. Nhất là cái cách cô nói về "người Việt nói tiếng Anh" trong tiệm nails, khiến mình có chút giận. Ừ thì cô ta có điều kiện, cô ta nói tiếng Anh giỏi nhưng cũng đừng vì thế mà đem khiếm khuyết của người khác ra làm trò cười (cô này não ngắn!). Và càng giận hơn khi cái giọng cười rôm rả trong clip. Ghét thật là ghét! Giận, ghét vậy thôi chứ cũng chả làm được gì :(

Lúc xem clip, mình nghĩ: Giọng này là của người Thái, chứ nào phải người Việt Nam. Cô này "thiếu hiểu biết về chủng tộc!!!!

Và rồi, trong thời gian ở Úc, mình cũng thấy có rất nhiều tiệm nails của người Việt. Lúc đầu, chỉ đi ngang qua thôi, vì mình không có nhu cầu ở đó. Nails, tóc mình đều tự cắt hết (cái tính vốn tiết kiệm là thế!). Chính vì không vào đó làm đẹp nên mình chẳng thể biết được người Việt làm nails ở Úc ra sao.

Sau đó, mình bắt đầu theo chồng đến tiệm cắt tóc. Tóc nam mình không biết cắt, chứ nếu biết là mình "xử" luôn, chứ chẳng để "tiệm nó ăn" ;). May mắn là tính tình chồng cũng biết tiết kiệm chi tiêu. Thành ra, hai vợ chồng cứ phải dòm ngó các tiệm nails/tóc giá rẻ nhưng chất lượng, và chịu khó trải nghiệm để tìm ra tiệm hài lòng nhất.

Theo trải nghiệm, tiệm nails có thể chia làm 3 loại (2):

Loại 1: nằm trong khu shopping lớn (kiểu như chợ Huyện ấy). Những tiệm như thế này thì hoành tráng và có quy mô. Nhân viên đông, có khi cả chục người. Và giá cả thì cao ngất. Có lần, chồng vào cắt tóc nam, giá là $35 đô. Chỉ là trải nghiệm, nên vào một lần rồi thôi.

Loại 2: nằm ở các khu shopping nhỏ hơn tí (có thể gọi là dạng như chợ Xã). Những tiệm này nhỏ hơn, quy mô gia đình và không được trang trí hoành tráng cho lắm. Cắt tóc nam ở đây giá $20 đô. Cũng không tệ!

Loại 3: nằm trong khu vực dân cư, có các shop cơ bản như rau củ quả, cửa hàng thức ăn nhanh (kiểu chợ làng). Trong một lần tình cờ, hai vợ chồng đi mua pizza và phát hiện ra tiệm nails "làng" này. Tiệm này nhỏ, không hoành tráng nhưng sạch sẽ. Con người thân thiện. Giá cắt tóc nam chỉ có $13 đô. Quá rẻ! Và vì những ưu điểm của tiệm nên hai vợ chồng gắn bó với tiệm như khách hàng thân thiết!

* Về hình thức, ở mỗi loại tiệm cũng khác nhau:

Loại 1: Thường có đồng phục cho nhân viên. Nhân viên thường phải trang điểm

Loại 2: Không có đồng phục. Nhân viên thì tuỳ người, ai thích đẹp thì trang điểm, còn không thì thôi. Miễn gọn đẹp là được.

Loại 3: Không đồng phục, không trang điểm. Nói chung là không chủ ý làm đẹp bản thân. Cái chính là sạch sẽ, gọn gàng.

* Về giao tiếp, cái này thì rõ rệt nhất và ở khâu này, mình nhận thấy cái cô nàng Anjelah Johnson nói không sai nhưng chỉ có điều là nói hơi quá.

Loại 1: Những tiệm này có tuyển người ngoài vào làm, cho nên thành phần nhân viên có khi bao gồm cả du học sinh. Do đó, khả năng giao tiếp tiếng Anh cũng tốt. Bước vào những tiệm này, mình được chào mời "ghê gớm". Thế nhưng, cái cảm giác nó "không thật" (đối với mình). Người ta cười cười nói nói nhưng mình không có ý định quay trở lại lần 2. Đơn giản là vì không thích, chứ không hẳn là vì giá cao.

Loại 2: Những tiệm này có nhận dạy nghề, nhưng cũng đa phần là người quen, hoặc có họ hàng với nhau. Khả năng nói tiếng Anh cũng lưu loát, chứ không đến mức "hài" như nàng Anjelah Johnson đã phản ánh. Vào những tiệm như thế này, dĩ nhiên là cũng được chào đón. Và trong quá trình "làm đẹp" thì nhân viên cũng cố gắng tỏ ra thân thiện và hỏi rất nhiều câu "kiểu riêng tư". Riêng mình cảm nhận, có thể ghé lại lần 2 nhưng cũng không thích lắm vì không thật sự thoải mái!

Loại 3: Hợp với bản chất "làng quê" của mình! Bước chân vào tiệm, mình cũng được chào đón đon đả nhưng cái cách chào đón nó chân chất đến lạ. Và các câu nói tiếng Anh (có phần vụng về) của nhân viên với chồng mình, mình cảm thấy có chút "xót xa". Vì sao ư? Chỉ cần quan sát và nói vài câu tiếng Anh thôi thì cũng đủ hiểu "hoàn cảnh" của họ: Mưu sinh! Vì mưu sinh, họ không có điều kiện để học tiếng Anh cho đàng hoàng (có thể có lý do khác). Nhưng thử nghĩ xem, nếu họ có điều kiện, họ đã chẳng phải "mở tiệm nail trong làng" rồi! Thế rồi, phần vì rẻ, phần vì thoải mái nên hai vợ chồng cứ đến đó cắt tóc, chẳng đi đâu nữa và cũng chẳng tìm kiếm tiệm mới nữa.

Đến lúc này, mới thấy là cô nàng Anjelah Johnson nói đúng. Đó là người Việt nói tiếng Anh, không phải người Thái. Mà cũng có lẽ là cô này chỉ vào tiệm LOẠI 3 để làm nails, làm tóc, cho nên quy kết cho toàn bộ người Việt làm nails ở Mỹ!


Melbourne, 03/08/2016
An Nguyen


* Chú thích: 

(1) Link: https://www.youtube.com/watch?v=Ac_gUtEvv1w

(2) Sự phân loại này mang tính chủ quan của người quan sát. Thế nên, không thể đánh đồng hoặc quy kết chung cho toàn bộ tiệm nails người Việt tại Úc nhé!

Monday, August 1, 2016

Mẹ chồng Tây - Nàng dâu Việt (3): Yêu thương

Mẹ chồng là người sống rất tình cảm và bà cũng ý thức được hoàn cảnh của mình. Thế nên, bà luôn cố gắng sống vui, sống hoà đồng. Thông thường, mình thấy người nào có bệnh trong người thường tỏ ra cáu gắt, khó chịu. Nhưng bà thì không.

Bà già nên trong người mang nhiều thứ bệnh khác nhau. Mỗi sáng, mình phải đánh thức bà dậy tầm khoảng 9 giờ để bà ăn sáng rồi uống thuốc. Vì nếu uống thuốc muộn, bà có khả năng đi cấp cứu. Thuốc bà uống mỗi ngày nhiều đến mức bà không biết có tất cả bao nhiêu viên. Và có hôm, mình phát hiện thuốc rơi xuống sàn nhà mà bà không hay biết! Thế mới thấy, bà cũng đang chiến đấu với căn bệnh của mình rất kiên cường.

Ở với con trai và con dâu, chả bao giờ thấy bà buồn phiền. Bà luôn vui cười. Thế nên, nhà cũng không đến mức căng thẳng. Bà thoải mái, mình cũng cảm thấy thoải mái!

Nhớ cái thuở còn là bạn trai bạn gái với Gấu, Gấu chở tới thăm bà. Mỗi lần gặp bà là bà ôm thật chặt, thật lâu (không phải cái kiểu xã giao ôm hôn của người Tây), khiến mình cảm thấy bà rất yêu quý mình.

Rồi đến ngày cưới, đó cũng là dịp gia đình bà sum họp. Con cháu các nơi kéo về. Rồi dịp này, có chị dâu cả cùng về. Chị dâu cả mới nói vui rằng: Trước kia, chị là con dâu độc nhất, còn bây giờ, chị phải "cạnh tranh sự yêu thương" từ mẹ chồng rồi!. Ấy thế rồi, mẹ chồng đáp trả ngay với chị dâu rằng: You are my daughter in law. She is my daughter! (Cô vẫn là con dâu, còn nó (mình đó) là con gái). Nói xong, bà ôm chặt lấy tay mình.

Mà nói thiệt, bà thương con dâu cực kỳ! Với bà, mình không có cảm giác là "con dâu". Bà ráng để ý xem mình thích ăn gì hoặc thích gì để bà có dịp đi đâu mà gặp phải là bà mua về cho con dâu ngay. Có lần, bà nấu món súp gà (kiểu Úc). Mình ăn thấy cũng được, hợp khẩu vị nên khen bà một tiếng là "ngon". Ấy thế rồi, bà phát huy món súp gà này. Có dịp đi chợ là bà mua đồ về nấu súp gà, vì "An nó thích"!

(súp gà bà nấu, ăn với bánh mì)

Bà thấy mình hay tỉ mẩn mấy món thủ công, kiểu may vá thêu thùa. Thế là bà sắm bao nhiêu là nguyên vật liệu: vải vóc, kim, bàn ủi, thước cây, thước dây, kéo.... nói chung là dụng cụ may vá. Bà sắm cho cả một thùng!





Rồi thì len để đan móc. Bà mua len, mua đũa đan, kim móc. Lúc đầu, bà tặng len và đũa đan. Mình bảo là mình không biết đan. Thế là bà cười, bà bảo mình là "thông minh", và bà tin là mình sẽ tự học lấy nhanh thôi. Thế là mình phải mày mò học đan trên mạng. Rồi cũng xong, mà đan len đơn giản thiệt! Sản phẩm đầu tay, có chút "lỗi" (heee)

(Cái mền (chăn) cho em bé)


Rồi thì bà biết mình thích trồng cây. Thế là đi đâu, chỗ nào có bán cây cảnh là bà mua về. Hix, mà cây cảnh ở đây không có rẻ đâu. Một châu xương rồng như hình bên dưới, chí ít cũng $15 đô. Vậy mà đâu phải bà mua 1 chậu thôi đâu. Nếu là mình, cái tính tiết kiệm nên chắc chắn là mình sẽ không mua.
 (Rau thơm và xương rồng bà mua)

Những chậu xương rồng nhỏ nhỏ đó là do bà mua hết đó. Kể cả cây cau kiểng cao cao cũng là bà mua tặng.
(P/S: Xem chậu xương rồng thôi nghen, đừng ngó đám cỏ um tùm trong vườn. Mùa đông lạnh lẽo nên chưa trồng rau được. Mới hết 1 đợt cải, còn chừa lại 1 cây làm giống)

Rồi thì đi đâu, có dịp ngồi tán gẫu với ai, bà cũng đều kể là bà có con dâu xinh đẹp, tốt bụng, thông minh (bla bla bla...). Mình đứng nghe lỏm mà "mắc cỡ" vì bà cứ khen riết...

....

Cuộc sống cứ thế trôi đi. Chỉ mong bà luôn khoẻ mạnh!


Melbourne, 2/8/2016
Từ An

---Hết---

Friday, July 29, 2016

Mẹ chồng Tây - Nàng dâu Việt (2): Chung một nhà

Người ta thường nói: "Trong nhà có người già như nhà có trẻ nhỏ". Mình biết điều ấy và chấp nhận "trẻ nhỏ" và thương yêu trẻ nhỏ, nhưng "trẻ nhỏ" - già này khác trẻ lên ba à nghen. Trẻ lên ba, ta có thể răn dạy được. Còn "trẻ nhỏ" này thì không được la mắng đâu nhé!!!

Phần này, mình sẽ kể tiếp những chuyện về mẹ chồng. Và cũng xin nói trước, mình là người sạch sẽ và gọn gàng. Nói trước để thấy rằng sức chịu đựng của hai vợ chồng với mẹ. Kể ra chỉ để thấy rằng bà không thể ở một mình như bà mong muốn.

Như mình nói ở phần trước, bà đã 80 tuổi, nên các chức năng yếu đi rất nhiều. Mắt rất kém, bà phải dùng kính - dạng như kính lúp - phóng thật to để đọc. Tai bà cũng lãng. Mặc dù bà đã đeo máy trợ thính nhưng nói chuyện với bà mà xa khoảng 5 bước chân là bà không nghe được. Chân tay bà yếu, run rẩy. Bà phải dùng xe hỗ trợ di chuyển cho người già. Và bà dùng nó thường xuyên. Chính vì tình trạng bà như vậy nên hai vợ chồng mới đưa bà về để tiện chăm sóc.

Nhưng.... những chuyện sau đây cứ xảy ra hằng ngày, và hai vợ chồng cứ nhìn thấy là lắc đầu và bảo nhau rằng "vậy đó mà cứ đòi ở một mình"

* Nhà bếp: Bà là người Úc nên bà không thể ăn thức ăn Á Châu hoài như mình được. Bà khác với chồng mình. Chồng mình thì rất thích ăn món ăn Việt Nam nên mình tha hồ biến tấu. Còn bà thì khác. Kể từ ngày có bà ở cùng, thực đơn trong tuần của cả nhà đã thay đổi: 3 ngày thức ăn Tây - 3 ngày thức ăn Việt - 1 ngày tự do. Những ngày thức ăn Việt thì mình nấu. Những ngày thức ăn Tây thì chồng nấu, hoặc bà nấu. Không phải mình ép bà nấu, mà vì bà muốn nấu và cũng để bà làm điều bà thích, món bà ưa chuộng và để bà còn dịp chứng minh rằng "mình làm được" (theo như câu bà nói: I can do it).

Thế nhưng, mỗi lần bà nấu xong là cái nhà bếp tanh bành khói lửa (nói hơi quá 1 tí). Nhưng thực sự rất lộn xộn và bẩn. Lọ muối, mình sợ bà làm bể khi mở nó ra, nên mở sẵn cho bà nấu. Xong, bà làm đổ cả đống muối trên bàn (gần nửa lọ). Chắc tại tay bà run. Thức ăn thì vương vãi khắp nơi. Từ bếp tới bàn ăn. Và sàn nhà bếp thì loang lổ những vệt bẩn màu đen do trà và cafe của bà đổ ra. Lúc đầu, chồng còn lau chùi sau mỗi vệt bẩn, nhưng riết rồi... thôi kệ mịa luôn đi. Mệt quá! Cuối tuần lau luôn một thể (hiii)! Mỗi khi bà nấu ăn xong là hai vợ chồng nhìn nhau cười rồi lao vào dọn. Thấy giống như cảnh con nít bày chơi đồ hàng vậy!

Còn cái vụ này mới hay nè! Vì sợ bà nhầm lẫn giữa đường và muối vì mắt kém. Hai vợ chồng đã mua cái lọ, có cái nắp màu đỏ và có chữ SUGAR (đường cát) to tướng (như trong hình bên dưới). Ấy vậy mà, bà vẫn nhầm lẫn được. Bà đã bỏ muối vào ly cafe!!!! Bó tay với bà luôn!

(Lọ muối, đường và trà)

 Rồi cái vụ rửa chén, bà bảo để bà tự rửa. Ừ thì hai vợ chồng cũng để bà làm, cũng coi như là có chút vận động tay chân. Thế nhưng, sau đó, hai vợ chồng cũng phải rửa lại vì chén dĩa bà rửa còn đầy mảng bám thức ăn.

Rồi cái vụ bật bếp ga, theo mình biết thì bà đã dùng cái bếp dạng này (như hình bên dưới) ít nhất cũng hơn 20 năm. Ấy vậy mà, mỗi lần bà nấu ăn là bà bật loạn hết cả lên. Bao nhiêu lần chỉ bà là cái nút nào để bật ga, nhưng bà vẫn cứ bấm bấn loạn, lung tung. Và mùi ga thì khắp nhà. Vậy nên, giải pháp là: mỗi khi bà nấu, hai vợ chồng mở bếp cho bà, tránh tình trạng "nguy hiểm" về cháy nổ!
(Bếp ga)


* Phòng giặt đồ: Bà là người rất tự lập và luôn muốn tự làm mọi thứ. Hai vợ chồng cũng để cho bà làm, kẻo bà tự ái. Thế nhưng, riêng cái khâu sử dụng máy giặt thì không thể chỉ bà được. Máy giặt nhà mình có chức năng ghi nhớ. Và màn điều khiển kiểu như cảm ứng (touch screen). Cho nên, nếu bà bấm lung tung (vì run tay), nó nhớ vào đó.... thì có mà toi. Thế nên, mình bảo bà: nếu có giặt đồ thì cứ bỏ đồ vào máy, mình sẽ giặt dùm.

* Nhà tắm:
Trước khi bà đi tắm, chồng mình có dặn bà là nhớ khoá vòi nước cho kỹ. Ấy vậy mà, sau khi bà tắm xong, vòi nước vẫn cứ chảy tong tong. Trong đó có để cái ghế cho bà ngồi tắm, nước chảy trên ghế, bắn ra bên ngoài, ước mem hết cả thảm và chảy tràn ra cả bên ngoài. Mình chỉ biết lui cui lau dọn vì lúc ấy chồng đã đi làm. Nếu chồng ở nhà, chồng chẳng bao giờ để mình phải động tay. Chồng về, kể chồng nghe vụ nước tràn khắp nhà và nhắc khéo bà lần sau cẩn thận hơn. Mình nghĩ, tại bà bất cẩn thôi!

Rồi khi mở cửa nhà tắm, chồng mình đã dặn bà là mở cửa nhẹ nhàng. Vì nó là cửa trượt (slide door), nên không thể đẩy cái ào để đi ra được. Ấy vậy mà, không hiểu bà đã làm thế nào mà cửa kẹt cứng. Còn bà thì bị kẹt bên trong, không ra được, kêu la um xùm. Mình phải vào "cứu hộ". Khổ! Đó, nếu ở một mình thì kẹt trong đó đến bao giờ???

Rồi thì quần áo của bà, bà tắm xong, chả hiểu sao, ướt mem hết cả. Rồi bà vứt đó! Thôi thì cứ dồn cục đó và để trong bồn tắm cho bà, cuối tuần giặt luôn một lần cho tiết kiệm điện nước. (Con nhà nghèo nên tính ghê lắm heeee)

Những chuyện đó, coi như là nhỏ nhặt, bỏ. Và cũng vì bà ít khi lắng nghe và ghi nhớ. Không phải bà đãng trí, nhưng chả hiểu sao, bà chẳng nhớ những gì chồng mình đã căn dặn bà. Nên hai vợ chồng cứ phải để mắt tới. Thế nhưng, có một chuyện mà mình thực sự không vui mà chưa biết làm sao. Đó là việc bà dùng khăn tắm bừa bãi! Mỗi người có 1 cái khăn tắm riêng. Ấy thế mà bà lại dùng cái của mình. Chả hiểu nỗi! Mình tình cờ phát hiện ra khi thấy cái khăn tắm có vết máu. Cảm giác đầu tiên là rùng mình và nổi da gà (thiệt sự, vì mình không thích dùng chung khăn kiểu này). Mình biết là bà đã dùng, vì trong nhà, chỉ có mỗi bà bị vết thương chảy máu ở bàn tay. (Tại sao bà bị thương thì sẽ kể ở phần sau). Lần sau, chắc là..... mình "rinh" luôn cái khăn tắm của mình vào phòng ngủ!!!!!

* Toilet:
Những cái vụ thức ăn, nước uống rơi vãi thì mình không chấp làm gì, vì bà là thế, không sửa được. Thế nhưng, cái wc mà không dội sạch thì thật sự là rất .... eo ơi! Hai vợ chồng phát hiện việc này mỗi ngày. Chồng mình đã nhắc bà rồi. Thế nhưng, sự việc vẫn không thay đổi. Có lẽ phải dán một dòng ghi chú trong wc "dội sạch wc trước khi bước ra". Chắc phải làm vậy để cải thiện tình hình.

* Phòng khách: Cái vụ này mới nể bà nè! Có lẽ bà là người có thời gian coi tivi dài nhất thế giới. Mình tính, trung bình một ngày, bà coi tivi khoảng 12 tiếng đồng hồ. Mở mắt ra là bà mở tivi và cứ thế ngồi coi cho đến lúc đi ngủ! Cái gì bà cũng coi được hết! Không biết có phải bà bị nghiện tivi không nữa?!?

Mà nói thiệt là mình nghe tivi bà mở có vài tiếng thôi là cũng cảm thấy stress rồi. Đàng này, bà mở những 12h/ngày! Và vì bà bị nặng tai nên volume bà mở cũng lớn! Thấy thương thân mình quá đỗi!!!

Cơ mà cái vụ này thì biết phải làm sao? Bà không làm gì được, ngủ dậy thì chỉ biết coi tivi chứ còn làm gì nữa. Thế nên, thôi thì cứ để bà coi!

* Shopping: Mình là người "rất" tiết kiệm. Chỉ mua những cái gì đáng mua. Còn bà thì khác, theo mình thì bà lãng phí vô cùng! Bà mua cả những thứ bà không ăn hoặc không dùng tới. Mua xong rồi vứt! Mình thấy mà tiếc! Nhưng kệ, đó là tiền của bà và thói quen của bà. Có lẽ đó cũng là niềm vui của tuổi già!

* Di chuyển trong nhà: Vì bà yếu, đi lại khó khăn, và cũng vì nhà mình có bậc tam cấp. Không cao lắm nhưng cũng đủ để bà té. Mỗi lần hai vợ chồng có việc riêng đi ra ngoài, chồng mình luôn dặn đi dặn lại bà là không được mở cửa ra ngoài. Bà ừ ừ ... Và rồi, một bữa nọ, hai vợ chồng đi gặp bác sỹ. Bà ở nhà một mình.

Hai vợ chồng đi khoảng chừng 2h đồng hồ. Khi về, thấy cửa mở. Mình bảo chồng "bà đã ra ngoài". Chồng hỏi bà "đã mở cửa phải không?". Bà chối rằng "không".

Thế rồi, mình phát hiện nhiều vệt máu rơi vãi từ trước cửa nhà, rắc vào trong nhà, dính cả lên tường và cửa. Mình hoảng hốt, bảo chồng rằng bà đã té và chỉ chồng vết máu. Chồng giận bà và có chút xíu lớn tiếng với bà. Chồng mình bảo là "đã dặn không được ra ngoài, sao còn mở cửa?". Bà bảo, bà chỉ muốn đi vứt rác, rồi bị té (cái tính tự lập đó, bà không muốn nhờ ai, chỉ muốn tự làm). Chồng thấy bà té, xót, rồi giận, không nói nên lời, bỏ vào phòng ngủ. Mình hỏi han, bà bảo không sao. Chỉ bị "nhẹ"! Nhẹ mà "đổ máu" tùm lum (hix)! Mình bảo bà, nếu có đau thì phải đi bác sỹ. Bà cứ khăng khăng là không sao. Khổ vậy đó!

Thế mới biết, lúc này NGƯỜI GIÀ KHÔNG PHẢI CON NÍT!

Sau đó, hai vợ chồng lại lui cui lau chùi vết máu trước nhà

Vậy đó, bà là vậy mà bà cứ đòi ở riêng. Bà cứ muốn thuê nhà ở một mình. Bà cứ bảo hai vợ chồng tìm giúp bà nhà riêng (vì không muốn làm phiền con cái) mà hai vợ chồng chưa chịu.

(Còn nữa)

Melbourne, 29/07/2016
Từ An

Wednesday, July 27, 2016

Mẹ chồng Tây - Nàng dâu Việt (1): Hoàn cảnh

Mẹ chồng mình năm nay gần 80 tuổi. Bà là người Úc chính cống, sinh ra ở bang Tasmania. Sau đó, bà cùng gia đình vào bang Victoria sinh sống vì Tasmania quá lạnh (theo lời bà nói).

Bà có cả thảy 8 người con, 3 trai và 5 gái. Chồng mình là con trai út. Bà từng sống với người con trai giữa. Anh này độc thân cho đến cuối đời. Lúc anh trai còn sinh thời, hai mẹ con sống ở Essendon, Victoria. Cả hai mẹ con đều có bệnh trong người. Thuốc uống như cơm bữa. Cuối tuần, hai vợ chồng sang thăm hai mẹ con và đưa đi shopping. Những người con khác đều ở xa, chỉ có vợ chồng mình là ở gần nhất nên thường qua lại thăm nom.

    (Mẹ chồng) 


Rồi biến cố xảy ra, anh trai chồng qua đời vì bệnh nặng hồi ngày 1 tháng 4 2016. Bà ở một mình tại Essendon chừng một tháng thì chị gái đưa về nhà vùng ngoại ô Melbourne ở cùng. Mình nghĩ, mẹ ở cùng con gái là tốt nhất, và hy vọng bà được an ủi.

Thời gian ở cùng chị gái chồng được vài tháng thì hầu như thời gian, bà nằm trong bệnh viện Frankton. Nặng nhất là có dạo bà phải vào ICU (khu điều trị đặc biệt cho bệnh nhân nặng, có y tá trực thường xuyên). Trận ốm này là hệ quả của việc anh trai chồng ra đi. Bà quá đau lòng mà gần như không buồn ăn uống. Sự ra đi của anh trai, làm bà nhớ tới cái đau xé lòng khi nhận tin người con gái đầu ra đi vì tai nạn giao thông. Tội bà, đầu bạc 2 lần tiễn đầu xanh. Thế rồi, tranh thủ cuối tuần, hai vợ chồng phải chạy cả trăm cây số để đến thăm bà.

Thấy bà nằm đó, bao nhiêu là dây nhợ xung quanh. Bà gần như không nhận ra con trai út, nhưng bà vẫn nhận ra mình và giới thiệu với cô y tá rằng "đây là con dâu xinh đẹp của bà". Và từ đó, bà chỉ nói có mỗi một câu "she is beautiful" (ý khen con dâu đẹp). Ở với bà một lát thì hai vợ chồng ra về... lòng đau nhói... bước đi...vẳng nghe sau lưng câu bà nói "she is beautiful, isn't she?"

Vài tuần sau, bà ra viện và về lại nhà chị gái. Tín hiệu mừng vì bà đã hồi phục. Ở không được mấy ngày, bà lại tiếp tục vào viện. và cứ thế, bà ra vào viện như đi chợ.

Và rồi, một ngày nọ, bà bảo bà không thể ở cùng chị gái được nữa. Bà không muốn về đó, nên bà cứ nằm "lì" trong bệnh viện. Hai vợ chồng tới thăm, bà phàn nàn về chính phủ Úc đã không có chính sách chăm sóc tốt cho người già. Mình nghe và cười cười, vì với mình, chính sách Úc đã là cực kỳ tốt trong con mắt của mình. Cũng hôm đó, hai vợ chồng có nhã ý đón bà về ở cùng.

Bà nghe xong, mừng vui khôn tả, nói cười líu lo.

Một tuần sau đó, hai vợ chồng lại sang đón bà về ở cùng.

(Còn nữa)

Melbourne, 28/07/2016
Từ An

Tuesday, July 26, 2016

Reproductive and Sexual Health of People with Physical Disabilities: A Metasynthesis

Authors: Thi Tu An Nguyen, Pranee Liamputtong, Melissa Monfries

Abstract
This article provides an overview on reproductive and sexual health of people with physical disabilities in developed and underdeveloped countries from 1995 to 2011. Based on the metasynthesis approach, the authors reviewed 15 qualitative studies. These studies were searched using Medline, CINAHL, CINAHL (health), ProQuest Central, Google Scholar, Cochrane, Embase, Informit Health, Sciences Direct, Pubmed, Pubmed Health, AAHD (abstracts), ProQuest Journal (sexuality and disability) and were also manually searched. All studies were judged on their qualities using the Critical Appraisal Skills Programme. Reproductive health, sexual attractiveness and experiences, reproductive and sexual health knowledge, and dealing with reproductive and sexual health issues were four main themes that emerged from these studies. This paper proposes a new model to explain the factors that impacted the reproductive and sexual life of people with physical disabilities: internal and external factors. Implications for health and social care are discussed in light of the findings.

Sunday, April 3, 2016

Sự tích Hồ Ba Bể



Xã Nam Mẫu nằm khuất nẻo giữa một vùng đồi núi. Ở đây năm nào cũng mở hội cúng phật. Vào dịp đó Nam Mẫu bống trở nên đông vui nhộn nhịp. Người giàu từ khắp nơi kéo về dự hội rất đông.

Kỳ hội năm ấy, giữa lúc mọi người nô nức kéo nhau đi lễ, bỗng có bà cụ ăn mày từ đâu tới. Trông bà cụ thật nhếch nhác bẩn thỉu. Đi đến đâu cụ cũng thều thào:

- Tôi đói quá! Xin các ông các bà rủ lòng thương!...
Nhưng ở đâu bà cũng bị xua đuổi. Suốt từ sáng đến tận lúc mặt trời khuất núi, bà cụ vẫn không xin được chút gì lót lòng cho đỡ đói. Cụ mệt quá, không đi nổi nữa, đành ngồi ở góc đường van xin người qua kẻ lại.

Đám người đang nhậu nhẹt ở gần đó khó chịu khi nghe tiếng rên rẩm của bà cụ. Họ xông ra, đánh đuổi cụ đi chỗ khác. Bà cụ cố lê bước vào các nhà trong xóm. Nhưng nhà nào cũng đóng cửa im ỉm. Không ai bố thí cho bà cụ một tí gì.
Trời đã nhá nhem, sương mù ùa xuống bao trùm hết núi non. Bà cụ vừa đói vừa rét, lả người như tàu lá héo, ngã gục xuống vệ đường. Vừa may lúc đó có mẹ con bà góa đi nương về muộn. Nhìn thấy bà cụ tội nghiệp, 2 mẹ con vội khiêng cụ về nhà. Nhà chỉ còn mấy hạt gạo, người mẹ dành nấu cháo nóng cho bà cụ ăn, lại giã lá thuốc cho cụ uống. Một lúc sau thì bà cụ tỉnh lại.
Mẹ con bà góa mừng quá, vội thu xếp chỗ nghỉ cho bà cụ. Họ nhường cho bà cụ nằm gần bếp lửa cho ấm áp, còn mẹ con ôm nhau ngủ ở góc nhà.

Đến nửa đêm tiếng ngáy của bà cụ khiến người mẹ thức giấc. Thấy bếp lửa sáng kỳ lạ, bà nhóm lên nhìn và kinh hãi rụng rời chân tay. Một con giao long đang ngủ. Đầu giao long gác lên xà nhà còn đuôi nói thò dài đến tận chỗ mẹ con bà.
Người mẹ run cầm cập nhưng không dám kêu, sợ giao long thức giấc nuốt chửng 2 mẹ con. Bà ôm chặt đứa con bé bỏng nhắt mắt nằm im thin thít.

Khi trời sắp sáng, người mẹ hé mắt nhìn sang thì không thấy giao long đâu nữa, chỉ thấy bà cụ ăn mày và trở dậy và sắp sửa ra đi.
Khi từ biệt mẹ con bà góa, bà cụ đưa cho người mẹ một gói tro và bảo: “Kẻ nào ác độc thì phải bị trừng phạt! Còn mẹ con nhà góa tốt bụng nên ta sẽ giúp. Hãy rắc chỗ tro này quanh nơi ở và chớ đi đâu trong đêm nay. Còn nếu có phải đi thì chọn đỉnh núi cao mà đến”.

Rồi bà cụ móc túi lấy ra mấy hạt thóc thả vào tay người mẹ và dặn: “Nhớ cắn thóc lấy gạo ra. Gạo sẽ giúp mẹ con khỏi lo đói, còn vỏ trấu sẽ giúp mẹ con lúc nguy khốn…”
Mẹ con bà góa cúi đầu tạ ơn bà cụ, khi họ ngẩng lên đã không thấy bà cụ đâu nữa. Hai mẹ con nửa tin nửa ngờ, hết nhìn mấy hạt thóc lại ngắm gói tro, rõ rang là thóc thật, tro thật. Hai mẹ con kể lại sự việc lạ lung ấy cho láng giềng nghe, nhưng không ai tin có chuyện ấy.Tối hôm đó, mây đen vần vũ phủ kín bầu trời. Rồi mưa, mưa như trút nước. Và ngay giữa đám hội, một cột nước bỗng từ lòng đất phun lên. Trong chốc lát nước đã tràn ngập khắp nơi.

Mọi người hoảng hốt, bỏ cả lễ bái để chạy nước. Tiếng la hét hỗn loạn: “Lũ về! Lũ về! chạy mau kẻo chết!” nhưng chẳng ai chạy kịp. Nước tung tóe mù trời. Dòng nước hung hãn cuốn trôi tất cả. Đất đá, nhà cửa, người, vật đều bị chìm nghỉm.
Chỉ riêng khoảng đất của mẹ con bà góa không hề bị nước động đến. Khoảng đất ấy mỗi lúc một cao lên, trông tựa như một hòn đảo nhỏ giữa biển nước.

Mẹ con bà góa nhớ lời bà cụ ăn mày dặn, vội thả những mảnh vỏ trấu xuống nước. Vở trấu biến ngay thành những chiếc thuyền. Hai mẹ con bơi thuyền đi cứu giúp bà con chòm xóm. Nhờ vậy mà cả xóm nghèo của họ không ai bị nước cuốn đi.
Chỗ nước phá đất phun lên ngày ấy nay thành Hồ Ba Bể. Giữa hồ có gò Già Mải (gò Bà Góa). Dân gian truyền lại rằng ngày xưa nhà mẹ con bà góa ở đấy.


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=791627277635041&set=a.786598894804546.1073741865.100003633285282&type=3&theater

Truyện cổ tích An-đéc-xen: Cậu bé tí hon



Ngày xưa có một bà hiếm hoi, mong có một đứa con mà mãi không được. Bà phải tìm đến một mụ phù thủy để nhờ giúp. Bà nói:

- Tôi muốn có một đứa con, bà bảo giùm tôi phải làm thế nào.

- Ta sẽ giúp – mụ phù thủy trả lời – Hãy cầm hạt lúa này. Nó không giống như lúa mì vẫn mọc ngoài đồng, cũng không giống lúa vẫn cho gà vịt ăn. Đem về gieo vào chậu hoa, một thời gian sau sẽ biết.

- Cảm ơn bà – bà hiếm con trả công và chào mụ phù thủy rồi đem hạt lúa về nhà gieo.

Chẳng mấy chốc nó mọc thành một cây hoa tuyệt đẹp, giống như hoa uất kim cương, nhưng cánh hoa cuộn lại như một cái nụ.

- Hoa đẹp quá!

Bà thốt lên và đặt môi lên hoa. Nhưng bà đang hôn bông hoa thì bỗng có tiếng động mạnh làm hoa bừng nở. Nhìn bông hoa, bà ngạc nhiên thấy ở giữa bông hoa có một cháu bé xinh đẹp ngồi trên nhụy hoa, như ngồi trên chiếc ghế tựa màu xanh.

Bé chỉ lớn bằng ngón tay cái nên bà đặt tên cho bé là Bé tí hon.Bà lấy vỏ hạt dẻ để làm cho bé một chiếc nôi rất đẹp, bên trong trải nệm bằng cánh hoa tím, chăn đắp cho bé là một cánh hoa hồng. Ban đêm bé ngủ ở đấy, còn ban ngày bé chơi trên bàn. Bà đặt trên bàn một cái đĩa đựng đầy nước, vành đĩa khoanh một vòng hoa.
Cánh hoa nổi trên mặt nước. Có một cánh hoa cánh hoa uất kim cương to dùng làm thuyền.

Bé ngồi vào đấy dạo chơi như dạo thuyền, một chiếc lông ngựa dùng làm mái chèo. Bé vừa chèo vừa hát, giọng thật êm ái, dịu dàng.

Một đêm, bé tí hon đang ngủ, bỗng một con cóc to tướng vừa béo vừa nhớt trông phát khiếp chui qua ô kính vỡ trên cửa sổ vào phòng và nhảy lên bàn, nơi cô bé tí hon đang ngủ dưới cánh hoa hồng.Nó nghĩ thầm:

- Con trai mình được con bé này làm vợ, hẳn là cu cậu sướng mê.

Thế là nó chộp lấy cái vỏ hạt dẻ, trong có Bé tí hon đang ngủ, chui qua ô kính vỡ nhảy ra vườn. Trong vườn có một dòng suối nhỏ, hai bờ lầy lội. Đấy là chỗ ở của hai bố con nhà cóc. Khiếp! Cóc con cũng béo phị như bố, trông rất sợ. Hai bố con sao giống nhau đến thế!Trông thấy cô bé xinh đẹp trong vỏ hạt dẻ, cóc con reo lên: "Cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!"

Cóc bố bảo:
- Khẽ chứ! Không nó thức dậy, nó trốn mất. Chúng ta sẽ đặt nó lên một lá sen to. Nó bé, ở đấy như ở một hòn đảo, không chạy trốn đi đâu được. Chúng ta sẽ làm cho nó một căn nhà ở ngay chỗ bùn lầy này.

Giữa dòng suối có nhiều gốc sen, lá xòe to bập bềnh trên mặt nước. Cóc bố bơi ra giữa dòng suối, nơi có tàu lá to nhất, đặt chiếc vỏ hạt dẻ đựng bé Tí hon vào đấy. Sáng hôm sau, thức dậy Bé Tí hon thấy mình đang ở trên tàu lá, bốn chung quanh là nước. Nó sợ quá, òa lên khóc, không có cách vào bờ.

Lúc này, bố con nhà cóc đang trang hoàng phòng cưới, căng lên tường những chiếc lá sen xanh, đính lên những bông sen trắng với những nhị sen vàng. Xong rồi hai bố con bơi ra tận giữa suối đón dâu.Cóc già cúi chào bé Tí hon và nói:

- Ta giới thiệu với con đây là thằng con trai ta. Chồng của con đấy. Hai con sống trong căn phòng đẹp đẽ giữa chốn bùn lầy này.

Cóc con lại: "Cọc, cọc, cọc, kẹc, kẹc, kẹc!" Hai bố con ngậm tàu lá sen to lôi vào bờ.

Bé Tí hon ngồi trên tàu lá khóc sướt mướt. Nó không muốn ở nhà của lão cóc già ghê tởm và không muốn lấy thằng con trai gớm ghiếc của lão.May sao lúc ấy có đàn cá con đang bơi lội dưới suối trông thấy. Chúng nhô lên mặt nước để xem cô bé.Chúng thấy bé xinh quá lại rất buồn vì phải sống với hai con cóc ghê tởm.

- Không! Không thể để thế được!

Đàn cá bảo nhau và bơi đến dưới tàu lá có Bé Tí hon đang ngồi trên và cắn đứt cuộng sen. Thế là dòng nước cuốn tàu lá đi, đưa cô bé ra xa, rõ xa, bố con nhà cóc không thể bơi tới đó được.

Bé Tí hon trôi qua nhiều thành phố. Chim chóc trong bờ bụi hót rằng:
- Cô bé xinh quá!
Tàu lá đưa cô bé qua nhiều xứ lạ. Một con bướm trắng bay lượn hồi lâu trên đầu cô bé đậu xuống tàu lá. Cô bé sung sướng vì thoát khỏi hai bố con nhà cóc lại được ngắm nhìn phong cảnh đẹp ở những miền đất xa lạ tàu lá trôi qua. Dưới ánh nắng, nước suối lóng lánh như vàng lỏng. Cô bé cởi dây lưng, buộc một đầu vào cánh bướm, một đầu vào tàu lá. Khi bướm bay nó kéo theo cả tàu lá. Bỗng một con bọ dừa xuất hiện, lấy chân quắp cô bé đem đến một cành cây, chiếc lá thì vẫn chao lượn cùng con bướm. Bướm cố gỡ ra khỏi dây buộc mà không sao gỡ được.Khi bọ dừa đem Bé Tí hon lên cây. Bé sợ lắm. Bé sợ cả cho bướm tội nghiệp bị buộc chặt vào tàu lá, nếu không được ai gỡ ra cho thì bướm chết đói mất. Nhưng bọ dừa có nghĩ gì đến chuyện ấy! Nó đặt Bé Tí lên môt chiếc lá to, đem nhụy hoa đến cho Bé ăn và khen Bé đẹp.Nhiều bọ dừa bạn bè nó đến chơi, nhìn chằm chằm Bé Tí hon và nói những câu láo xược. Một ả bọ dừa trẻ kêu lên:
- Nó chỉ có hai chân thôi các bạn ạ!
Một con khác vội thêm:
- Nó không có râu chúng mày ạ!
Nhiều con khác chế nhạo:
- Trông nó xấu như giống người vậy!
Thật ra Bé Tí rất xinh. Lúc mới đem Bé Tí về, nó có nghĩ như các bạn nó đâu. Chỉ có các bạn nó dèm pha, nói ra nói vào mãi nên bọ dừa cũng tin là Bé Tí xấu và không thích Bé nữa và đem Bé đặt xuống một cây cúc trắng.Tưởng rằng mình xấu đến mức bọ dừa cũng không ưa, Bé Tí khóc nức nở, buồn phiền. Nhưng thật ra thì Bé rất xinh, thanh tú, dịu dàng, chẳng khác gì một cánh hồng.
Bé Tí hon sống một mình suốt mùa hạ trong khu rừng lớn. Bé lấy cọng rơm làm cho mình một cái võng, treo dưới một lá thu mẫu đơn to để tránh mưa. Bé ăn nhuỵ hoa và uống những hạt sương rơi. Bé sống như vậy suốt cả mù hè và cả mùa thu. Nhưng rồi mùa đông đến, mùa đông dài dằng dặc và lạnh giá. Những con chim nhỏ thường hót cho Bé nghe giờ cũng bay đi tránh rét. Cây rụng hết lá, hoa đều tàn, chiếc lá thu mẫu đơn che chỗ nằm cũng héo quắt, chỉ còn lại chiếc cọng vàng khô. Quần áo rách bươm, Bé rét run.Tuyết rơi, mỗi giọt tuyết rơi xuống Bé nặng như hòn đá không chịu nổi. Bé núp mình trong một chiếc lá khô, nhưng chẳng ấm thêm chút nào, vẫn rét run cầm cập.Bé Tí hon bỏ khu rừng đến một ruộng lúa gần đấy. Ruộng lúa vừa mới gặt chỉ còn gốc rạ từ dưới đất giá lạnh tua tủa gai đâm lên. Đi qua đám ruộng, Bé Tí hon cũng thấy vất vả như người đi qua một cánh rừng, nó đi chệnh choạng ngã lên ngã xuống nhiều lần.

Bé Tí hon lần được đến cổng nhà mụ chuột đồng – một cái hốc dưới gốc rạ. Chuột đồng sống ở đấy rất thoải mái, lại có đầy lúa và các thức ăn khác. Bé Tí hon vào nhà mụ chuột đồng xin một hạt lúa mạch ăn cho đỡ đói, đã hai hôm nay bé không được ăn gì vào bụng.Chuột đồng bảo:
- Tội nghiệp con bé! Vào đây ăn với ta cháu ạ!
Thấy Bé Tí hon dễ thương, chuột bảo:
- Cháu có muốn ở đây với ta không? Chỉ cần giữ gìn nhà cửa cho sạch và kể chuyện cho ta nghe. Ta thích nhất là nghe kể chuyện.
Bé Tí hon làm theo lời chuột và được chuột đối đã tử tế. Một hôm chuột nói:
- Sắp có khách sang chơi đấy. Ông bạn láng giềng ta là một người giàu có, nhà cao cửa rộng. Ông thường mặc chiếc áo lông đen nhánh như sa tanh. Cháu mà lấy được ông ta thì may lắm. Nhưng ông ta mù, cháu phải kể chuyện cho ông ta nghe.
Rồi ngay hôm ấy, Chuột chũi hàng xóm đến thăm Chuột đồng. Hắn mặc bộ áo lông đen nhánh như sa tanh. Chuột đồng nói là hắn giàu và có học. Nhà hắn rộng gấp hai mươi lần nhà các con Chuột Chũi khác. Nhưng hắn không thích nắng và hoa. Hắn luôn nói xấu ánh nắng và hoa. Chúng bảo Bé Tí hon hát. Bé hát rằng: “Bay đi! Bọ dừa bay đi”. Bé hát rất hay. Giọng bé dịu dàng, Chuột chũi nghe thích lắm, nhưng hắn không nói gì.Chuột chũi đã đào một ngách từ nhà hắn ăn thông sang nhà Chuột đồng. Hắn mời Bé Tí hon và bạn bè hắn vào đấy chơi. Trong hang có xác một con chim chết rét. Chuột chũi ngậm một mẩu gỗ mục nát có phát ra ánh sáng đi trước soi đường. Đến gần chỗ xác con chim, chuột chũi lấy mõm húc lên trần cho thủng một lỗ, để cho ánh sáng lọt vào.Nhờ có ánh sáng họ trông thấy con chim én nằm giữa hang, hai cánh gập lại, lông che kín đầu, chân co quắp. Rõ ràng là chim đã chết rét! Thật tôi nghiệp! Bé Tí hon thương chim lắm. Nó đã hót cho Bé nghe suốt cả mùa hè. Nhưng chuột chũi lại lấy chân đẩy chim én và nói:
- Nó không hót được nữa! Buồn thay cho số phận những con chim bé nhỏ! Ngoài tiêng kêu chiêm chiếp chim chẳng biết gì nữa, rồi cứ đến mùa đông lại chết rét. Lạy trời đừng bắt các con tôi sau này hoá thành chim.
Chuột đồng hưởng ứng:
- Bác nói rất đúng! Ngoài tiếng kêu chiêm chiếp chim có biết làm gì đâu! Mùa đông tới là chết đói và chết rét.
Bé Tí hon không nói gì; đợi lúc hai con chuột quay lưng đi, nó cúi xuống, vạch lông chim, hôn lên hai mắt nhắm nghiền của chim và nói:
- Đúng con chim này đã hót cho mình nghe suốt cả mùa hè vừa qua. Con chim xinh quá, hót thật là hay.
Ở nhà Chuột chũi ra về, suốt đêm Bé Tí hon không ngủ được. Bé vùng dậy lấy rơm tết thành một cái chăn đem đắp cho con chim chết rét. Bé còn lấy nhuỵ hoa đem phủ xung quanh thân chim. Bé nói:
- Vĩnh biệt chim thân yêu. Cảm ơn chim đã hót cho ta nghe suốt cả mùa hè, khi ánh nắng sưởi ấm chúng ta, cây cối xanh tươi và làm dịu mắt ta.

Bé Tí hon lấy tay ghì đầu chim vào ngực mình. Bỗng Bé thấy có vật gì động đậy dưới tay Bé. Đó là trái tim của chim. Con én chỉ mới bị cóng vì rét, giờ đây được sưởi ấm nó tỉnh lại.Mùa thu én thường bay về phương nam tránh rét. Nếu có con nào lọt lại thì nó bị rét cóng, rơi xuống và bị tuyết vùi.Nghĩ vậy, Bé Tí hon thương con chim, lấy thêm nhuỵ hoa rắc lên mình, lấy lá bạc hà Bé thường dùng làm chăn đắp phủ lên đầu chim. Đêm hôm sau Bé Tí hon trở lại thăm chim, thấy chim vẫn sống, nhưng yếu lắm, chỉ mở mắt một tí nhìn Bé rồi lại nhắm nghiền. Bé đứng cạnh chim, cầm một mẩu gỗ mục thay đèn. Một lúc chim cất tiếng nói:
- Cảm ơn cô bé lắm! Cảm ơn cô bé thân yêu! Tôi thấy trong người đã nóng lên, đã lại sức. Tôi sẽ có thể bay về nơi ấm nắng cùng với bè bạn.
Bé Tí hon đáp:
- Chớ! Bên ngoài đầy băng tuyết còn lạnh lắm. Chim cứ ở lại đây, nằm cái giường bé nhỏ này. Tôi sẽ chăm sóc cho chim rất chu đáo.
Bé lấy một cánh hoa múc nước đem lại cho chim én. Uống nước xong, chim én kể cho Bé nghe chuyện chim bị thương ở cánh khi bay từ trong một bụi gai ra, vì vậy không kịp bay theo đàn và rơi xuống đất. Chim chỉ nhớ được có thế và không biết sau đấy thế nào, bây giờ đang ở đâu.Chim én ở lại trong hang suốt mùa đông và được Bé Tí hon hết lòng chăm sóc. Nó rất yêu quý Bé. Chuột đồng và Chuôt chũi không biết tý gì. Nếu biết chúng đã đuổi chim đi.
Mùa xuân đã đến. Những tia nắng đầu tiên xuất hiện. Chim én hỏi Bé Tí hon có muốn đi theo không. Chim sẽ cõng Bé trên lưng đưa về rừng. Nhưng Bé Tí hon lắc đầu nói:
- Tôi không muốn làm như thế. Làm thế là phụ ơn chuột đồng.
- Thế thì từ biệt bạn thân yêu.
Chim én nói rồi bay vút lên không, giữa bầu trời chan hoà ánh nắng. Bé Tí hon buồn rầu nhìn theo, Bé cũng rất mến chim, chim đi rồi Bé buồn. Suốt ngày Bé phải ở trong nhà, không ra ngoài nắng được ấm được, vì lúa ngoài đồng mọc lên cao. Đối với Bé, thửa ruộng lúa ấy rậm rạp như một cánh rừng.Một hôm Chuột đồng bảo bé:
- Mùa hạ chỉ còn thời gian nữa, lễ cưới sáp đến nơi rồi, ông bạn láng giếng đã đem lễ sang dạm hỏi. Cần phải sửa soạn quần áo mới cho cháu. Ta sẽ cho cháu nhiều của hồi môn để cháu đem về nhà chồng.Rồi chuột đồng bảo Bé ngồi quay sợi. Cả bốn con nhện dệt đêm ngày. Chiều nào Chuột chũi cũng sang chơi và nói rằng hễ qua mùa hè, trời bớt nóng, là hắn cưới Bé Tí ngay.Nhưng Bé Tí hon không ưa chuôt chũi. Nó không muốn lấy lão ta, muốn đi khỏi nơi đây. Sáng sáng, lúc bình minh, và chiều chiều lúc mặt trời sắp lặn. Khi gió thổi các bông lúa rạp xuống, hé cho Bé nhìn thấy bầu trời xanh biếc, bé lại mơ ước cuộc sống bên ngoài, mong Chim én bay trở lại.Khi thu sang, quần áo cưới đã chuẩn bị xong, chuột đồng bảo Bé:
- Bốn tuần nữa thì làm lễ cưới.
Bé Tí hon oà lên khóc, nói rằng không thích chuột chũi.Chuột đồng mắng:
- Đừng có õng ẹo! Tao gả mày vào nơi danh giá thế còn gì! Đến ngay Hoàng đế cũng chả cón bộ áo xa tanh đen bóng như nó. Mày phải cảm ơn Trời phật mới đúng chứ!
Đến ngày cưới, Chuột chũi tới để đem Bé Tí hon đi. Bé phải xuống dưới hang với chuột chũi, xa ánh nắng, vì chuột chũi ghét ánh sáng. ở nhà chuột đồng ít ra Bé cũng còn có thể đứng ở cửa hang ngắm mặt trời mọc.
- Mặt trời nóng ấm ơi! Vĩnh biệt!
Bé vừa nói vừa giơ tay lên.Rồi Bé tí hon rời nhà chuột đồng.
- Vĩnh biệt! Vĩnh biệt! – Bé vòng tay ôm một bông hoa nhỏ – Nếu hoa có thấy chim én cho ta gửi lời chào.
- Chiêm chiếp! Chiêm chiếp!
Vừa lúc ấy, Bé Tí hon nghe có tiếng chim hót trên đầu. Bé nhìn lên. Đúng là chim én!Chim én nhìn thấy Bé mừng quá! Bé kể cho chim nghe nỗi buồn phải lấy chuột chũi, phải xuống ở hang sâu, phải xa mặt trời.Chim én nói:
- Mùa đông sắp đến rồi, tôi sắp quay về xứ nóng. Bé có muốn cùng đi với tôi thì trèo lên lưng tôi, lấy dây lưng buộc người vào mình tôi. Chúng ta trốn xa chuột chũi và chỗ ở ghê tởm của nó. Chúng ta sẽ đi thật xa, qua núi non đến những xứ nóng, ở đấy có ánh nắng chan hoà, suốt năm lúc nào cũng như mùa hạ, hoa lá cỏ cây xanh tươi đẹp đẽ. Trốn đi với tôi, Bé Tí hon thân yêu, người đã cứu sống tôi lúc tôi đã nằm cứng đơ dưới hang sâu nhà chuột chũi.
- Vậy thì chúng ta đi thôi!
Bé Tí hon đáp và trèo lên lưng chim én, lấy thắt lưng buộc mình vào lông chim.Chim én vút lên không trung, bay qua hết rừng này đến biển nọ, bay qua những ngọn núi tuyết phủ quanh năm. Bé Tí rét run chúi vào bộ lông dày của chim én, chỉ ló đầu ra nhìn tất cả những cảnh huy hoàng dọc đường.Rồi đôi bạn tới vùng xứ nóng. ở đây nắng chói lọi, trời lồng lộng cao. Trên cành cây đung đưa những chùm nho mọng quả đen đẹp, những cam chanh chíu chít. Có những đứa trẻ xinh đẹp chơi đùa trên đường cái.Chim én vẫn bay xa mãi, phong cảnh mỗi lúc một đẹp hơn.Cuối cùng chim én đưa Bé Tí hon đến một nơi, dưới bóng cây xanh, gần một dải hồ nước xanh biếc, sừng sững mọt toà lâu đài cổ bằng cẩm thạch trắng. Nho và câyu trường xuân leo kín các cột. Chim én làm tổ trên một cái cột ấy. Chim nói với Bé Tí hon:
- Nhà tôi đấy! Bé có thấy cỏ mọc ở dưới không. Tôi sẽ đặt bé xuống giữa đám cỏ, sống ở đấy, Bé sẽ thấy sung sướng.
- Vâng! – Bé Tí hon vỗ tay trả lời.
Ở đấy có một cái cột bằng cẩm thạch trắng vỡ làm ba mảnh, chung quanh mọc đầy hoa trắng rất đẹp. Chim én đặt Bé Tí hon xuống đấy trên một chiếc lá to. Bé bỗng ngạc nhiên khi thấy ở đây có một chàng trai bé nhỏ trong như thuỷ tinh. Chàng không to lớn gì hơn Bé Tí hon. Trong mỗi bông hoa đều có một người bé nhỏ như thế.Chàng trai trong bông hoa cúc trắng là vua của họ. Bé Tí hon thì thầm với chim én
- Trời! anh chàng đẹp trai quá!
Hoàng tử tí hon rất sợ chim én, vì đối với chàng bé nhỏ và mảnh khảnh thì chim én quả là một con chim khổng lồ.Vừa nhìn thấy Bé Tí hon, Hoàng tử mê say ngay. Chưa bao giờ chàng trông thấy một người con gái xinh đẹp như thế! Chàng nhấc chiếc mũ miện đang đội đặt lên đầu cô bé Tí hon ngỏ ý muốn lấy bé. Lấy chàng, Bé sẽ trở thành nữ chúa của các loài hoa.Thật là đẹp đôi, chẳng như thằng Cóc con và lão chuột chũi! Bé Tí hon bằng lòng. Từ mỗi bông hoa bước ra một nam, một nữ, quần áo sang trọng. Đôi nào cũng xinh đẹp, nhưg xinh đẹp nhất vẫn là đôi vợ chồng mới cưới. Người ta lắp cánh vào cho Bé Tí hon; Bé có thể bay từ bông hoa này sang bông hoa khác. Khắp nơi đều vui mừng. Trên ngọn cột đá cẩm thạch, chim én ráng sức hót mừng đôi tân hôn, tuy rằng chim rất buồn và nhớ cô bé.Hoàng tử bảo Bé:
- Cái tên Bé Tí hon xấu lắm mà em thì lại rất đẹp. Từ nay tên em sẽ là là Tiểu Ngọc.
- Tạm biệt! Tạm biệt!
Chim én hót chào để rời xứ nóng, trở về phương Bắc.Con chim én ấy làm tổ ở cạnh cửa sổ nhà người kể chuyện này. Nó dùng tiếng nói “chiêm chiếp!” mà kể chuyện trên đây cho ông ta nghe và nhờ đó chúng ta biết thêm được một chuyện.


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=791627270968375&set=a.786598894804546.1073741865.100003633285282&type=3&theater

Cô bé Lọ Lem



Ngày xưa có một người đàn ông giàu có, vợ ông ta ốm nặng. Khi bà cảm thấy mình sắp gần đất xa trời, bà gọi người con gái duy nhất của mình lại bên giường và dặn dò:
- Con yêu dấu của mẹ, con phải chăm chỉ nết na nhé, mẹ sẽ luôn luôn ở bên con, phù hộ cho con.
Nói xong bà nhắm mắt qua đời. Ngày ngày cô bé đến bên mộ mẹ ngồi khóc. Cô chăm chỉ, nết na ai cũng yêu mến. Mùa đông tới, tuyết phủ đầy trên mộ người mẹ nom như một tấm khăn trắng.
Và khi ánh nắng trời xuân cuốn đi chiếc khăn tuyết ấy, người bố lấy vợ hai.Người dì ghẻ mang theo hai người con gái riêng của mình. Hai đứa này mặt mày tuy sáng sủa, kháu khỉnh nhưng bụng dạ lại xấu xa đen tối. Từ đó trở đi, cô bé mồ côi sống một cuộc đời khốn khổ.Dì ghẻ cùng hai con riêng hùa nhau nói:
- Không thể để con ngan ngu ngốc kia ngồi lỳ trong nhà mãi thế được! Muốn ăn bánh phải kiếm lấy mà ăn. Ra ngay, con làm bếp!
Chúng lột sạch quần áo đẹp của cô, mặc vào cho cô bé một chiếc áo choàng cũ kỹ màu xám và đưa cho cô một đôi guốc mộc.
- Hãy nhìn cô công chúa đài các thay hình đổi dạng kìa!
Cả ba mẹ con reo lên nhạo báng và dẫn cô xuống bếp. Cô phải làm lụng vất vả từ sáng đến tối, tờ mờ sáng đã phải dậy, nào là đi lấy nước, nhóm bếp, thổi cơm, giặt giũ. Thế chưa đủ, hai đứa con dì ghẻ còn nghĩ mọi cách để hành hạ cô, hành hạ chán chúng chế giễu rồi đổ đậu Hà Lan lẫn với đậu biển xuống tro bắt cô ngồi nhặt riêng ra. Đến tối, sau một ngày làm lụng vất vả đã mệt lử, cô cũng không được nằm giường, mà phải nằm ngủ ngay trên đống tro cạnh bếp.
Và vì lúc nào cô cũng ở bên tro bụi nên nom lem luốc, hai đứa con dì ghẻ gọi cô là "Lọ Lem."Có lần đi chợ phiên, người cha hỏi hai con dì ghẻ muốn mua quà gì. Đứa thứ nhất nói:
- Quần áo đẹp.
Đứa thứ hai nói:
- Ngọc và đá quý.
Cha lại hỏi:
- Còn con, Lọ Lem, con muốn cái gì nào?
- Thưa cha, trên đường về, cành cây nào va vào mũ cha thì cha bẻ cho con.
Người cha mua về cho hai con dì ghẻ quần áo đẹp, ngọc trai và đá quý. Trên đường về, khi ông cưỡi ngựa đi qua một bụi cây xanh, có cành cây dẻ va vào người ông và làm lật mũ rơi xuống đất. Ông bẻ cành ấy mang về. Về tới nhà, ông chia quà cho hai con dì ghẻ những thứ chúng xin và đưa cho Lọ Lem cành hạt dẻ.
Lọ Lem cám ơn cha, đến bên mộ mẹ, trồng cành dẻ bên mộ và ngồi khóc thảm thiết, nước mắt chảy xuống tưới ướt cành cây mới trồng. Cành nảy rễ, đâm chồi và chẳng bao lâu sau đã thành một cây cao to. Ngày nào Lọ Lem cũng ra viếng mộ mẹ ba lần, ngồi khóc khấn mẹ, và lần nào cũng có một con chim trắng bay tới đậu trên cành cây. Hễ Lọ Lem ngỏ ý mong ước xin gì thì chim liền thả những thứ ấy xuống cho cô.
Một hôm nhà vua mở hội ba ngày liền, và cho mời tất cả các hoa khôi trong nước tới dự để hoàng tử kén vợ.Hai đứa con dì ghẻ nghe nói là mình cũng được mời tới dự thì mừng mừng rỡ rỡ, gọi Lọ Lem đến bảo:
- Mau chải đầu, đánh giày cho chúng tao, buộc dây giày cho chặt để chúng tao đi dự hội ở cung vua.
Lọ Lem làm xong những việc đó rồi ngồi khóc, vì cô cũng muốn đi nhảy. Cô xin dì ghẻ cho đi. Dì ghẻ nói:
- Đồ Lọ Lem, người toàn bụi với bẩn mà cũng đòi đi dự hội! Giày, quần áo không có mà cũng đòi đi nhảy.
Lọ Lem khẩn khoản xin thì dì ghẻ nói:
- Tao mới đổ một đấu đậu biển lẫn với tro, nếu mày nhặt trong hai tiếng đồng hồ mà xong thì cho mày đi.
Cô bé đi qua cửa sau, ra vườn gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:Đậu ngon thì bỏ vào niêu, đậu xấu thì bỏ vào diều chim ơi.
Lập tức có đôi chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc, nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy một tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong. Làm xong chim lại cất cánh bay đi.
Cô gái mang đậu cho dì ghẻ, bụng mừng thầm tin rằng thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội.Nhưng dì ghẻ bảo:
- Không được đi đâu cả. Lọ Lem! Mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy, người ta sẽ nhạo báng mày cho coi.
Khi thấy cô gái khóc, dì ghẻ bảo:
- Nếu mày nhặt hai đấu đậu biển khỏi tro trong một tiếng đồng hồ thì cho phép mày đi cùng.
Khi đó dì ghẻ nghĩ:
- Chắc chắn chẳng bao giờ nó nhặt xong.
Sau khi dì ghẻ đổ đậu lẫn trong đống tro, cô gái đi qua cửa sau ra vườn và lại gọi:
- Hỡi chim câu hiền lành, hỡi chim gáy, hỡi tất cả các chim trên trời, hãy bay lại đây nhặt giúp em:Đậu ngon thì bỏ vào niêu, đậu xấu thì bỏ vào diều chim đi.
Lập tức có chim bồ câu trắng bay qua cửa sổ bếp sà xuống, tiếp theo là chim gáy, rồi tất cả chim trên trời đều sà xuống quanh đống tro. Chim câu gù gù rồi bắt đầu mổ lia lịa píc, píc, píc rồi những chim khác cũng thay nhau mổ píc, píc, píc nhặt những hạt tốt bỏ vào nồi. Chưa đầy nửa tiếng đồng hồ chim đã nhặt xong và cất cánh bay đi. Rồi cô gái mang đậu cho dì ghẻ xem, bụng mừng thầm tin rằng lần này thế nào mình cũng được phép đi dự dạ hội. Nhưng dì ghẻ bảo:
- Tốn công vô ích con ạ! Mày không đi cùng được đâu, vì mày làm gì có quần áo nhảy mà đi nhảy. Chả nhẽ bắt chúng tao bẽ mặt vì mày hay sao?
Nói rồi mụ quay lưng, cùng hai đứa con kiêu ngạo vội vã ra đi.Khi không còn một ai ở nhà, Lọ Lem ra mộ mẹ, đứng dưới gốc cây dẻ gọi: Cây ơi, cây hãy rung đi, thả xuống áo bạc áo vàng cho em.
Chim thả xuống cho cô một bộ quần áo thêu vàng, thêu bạc và một đôi hài lụa thêu chỉ bạc. Cô vội mặc quần áo vào đi dự hội. Dì ghẻ và hai con gái không nhận được ra cô, cứ tưởng đó là nàng công chúa ở một nước xa lạ nào tới, vì cô mặc áo vàng trông đẹp quá. Mấy mẹ con không ngờ đó lại là Lọ Lem, đinh ninh là cô đang ở nhà và giờ này đang lúi húi nhặt đậu khỏi tro. Hoàng tử đi lại phía cô, cầm tay cô nhảy. Hoàng tử không muốn nhảy với ai nữa nên không chịu rời tay cô ra. Nếu có ai đến mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối cô muốn về nhà thì hoàng tử nói:
- Để tôi đi cùng, tôi muốn đưa cô về.
Chàng rất muốn biết cô thiếu nữ xinh đẹp này là con cái nhà ai. Gần đến nhà, cô gỡ tay hoàng tử ra và nhảy lên chuồng chim bồ câu. Hoàng tử chờ đợi mãi, khi người cha đến chàng kể với ông về việc cô gái lạ mặt đã nhảy vào chuồng bồ câu. Ông cụ nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Rồi cụ lấy rìu và câu liêm chẻ đôi chuồng bồ câu ra. Nhưng chẳng có ai ở trong đó cả. Khi họ về tới thì thấy Lọ Lem mặc quần áo nhem nhuốc đang nằm trên đống tro, bên ống khói lò sưởi có một ngọn đèn dầu cháy tù mù. Thì ra Lọ Lem đã nhảy nhanh như cắt từ chuồng bồ câu xuống, chạy lại phía cây dẻ cởi quần áo đẹp đẽ ra để trên mộ. Chim sà xuống tha những thứ đó đi. Rồi cô lại mặc chiếc áo choàng màu xám vào, nằm trên đống tro trong bếp như cũ.
Hôm sau, hội lại mở. Khi cha mẹ và hai em đi rồi. Lọ Lem lại đến gốc cây dẻ gọi:Cây ơi, cây hãy rung đi,Thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim lại thả xuống cho em một bộ quần áo lộng lẫy hơn hôm trước. Cô mặc bộ quần áo ấy đi. Khi cô xuất hiện trong buổi dạ hội, cô đẹp rực rỡ làm mọi người ngẩn người ra ngắm. Hoàng tử đã đợi cô từ lâu liền cầm tay cô và chỉ nhảy với một mình cô thôi. Các người khác đến mời cô nhảy thì hoàng tử nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Đến tối, cô xin về, hoàng tử đi theo xem nhà cô ở đâu. Đến nơi, cô vội lên hoàng tử chạy ra vườn sau nhà. Ở đó có một cây lê quả sai chi chít nom thật ngon lành. Cô trèo nhanh như sóc lẩn giữa các cành. Hoàng tử không biết cô trốn ở đâu, chàng đợi khi người cha đến thì nói:
- Cô gái lạ mặt đã chạy trốn. Ta đoán, có lẽ cô ấy nhảy lên cây lê rồi.
Người cha nghĩ:
- Phải chăng đó là Lọ Lem?
Ông cho mang rìu đến, đẵn cây xuống, nhưng chẳng thấy có ai trên cây. Khi cả nhà vào bếp thì thấy Lọ Lem nằm trên đống tro như mọi ngày. Thì ra cô đã nhảy từ phía bên kia cây xuống, đem trả quần áo đẹp cho chim trên cây dẻ và mặc chiếc áo choàng màu xám vào.Đến ngày thứ ba, cha mẹ và các em vừa đi khỏi, Lọ Lem lại ra mộ mẹ và nói với cây:Cây ơi, cây hãy rung đi, thả xuống áo bạc, áo vàng cho em.
Chim liền thả xuống một bộ quần áo đẹp chưa từng có và một đôi hài toàn bằng vàng. Với bộ quần áo ấy cô đến dạ hội, mọi người hết sức ngạc nhiên há hốc mồm ra nhìn. Hoàng tử chỉ nhảy với cô, có ai mời cô nhảy thì chàng nói:
- Đây là vũ nữ của tôi!
Khi trời tối, Lọ Lem muốn về. Hoàng tử định đưa về nhưng cô lẩn nhanh như chạch làm hoàng tử không theo kịp. Hoàng tử nghĩ ra một kế, chàng cho đổ nhựa thông lên thang, vì thế khi cô nhảy lên thang, chiếc giày bên trái bị dính lại. Hoàng tử cầm lên ngắm thì thấy chiếc hài nhỏ nhắn, xinh đẹp toàn bằng vàng.Hôm sau hoàng tử mang hài đến tìm người cha và bảo:
- Ta chỉ lấy người đó làm vợ, người chân đi vừa chiếc hài này.
Hai cô con gái dì ghẻ mừng lắm, vì hai cô đều có đôi bàn chân đẹp. Cô cả mang giày vào buồng thử trước mặt mẹ. Nhưng cô không đút ngón chân cái vào được vì hài nhỏ quá.Bà mẹ liền đưa cho cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng ngón cái đi. Khi con đã là hoàng hậu rồi thì cần gì phải đi bộ nữa.
Cô ta liền chặt đứt ngón chân cái, cố nhét chân vào hài rồi cắn răng chịu đau đến ra mắt hoàng tử. Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên:Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc. Máu thấm trên hài. Do chân dài quá. Chính cô dâu thật. Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử liếc nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây không phải là cô dâu thật.
Rồi chàng đưa hài cho cô em thử. Cô em vào buồng thử hài thì may sao các ngón đều lọt cả, nhưng phải cái gót lại to quá. Bà mẹ đưa cô một con dao và bảo:
- Cứ chặt phăng đi một miếng gót chân. Khi con đã là hoàng hậu thì chẳng bao giờ phải đi chân đất nữa.
Cô ta chặt một miếng gót chân, cô đút chân vào hài, cắn răng chịu đau, ra gặp hoàng tử. Hoàng tử nhận cô làm cô dâu và bế cô lên ngựa cùng về. Dọc đường, hai người phải đi qua mộ, có đôi chim câu đậu trên cây dẻ hót lên: Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc.Máu thấm trên hài. Do chân dài quá. Chính cô dâu thật. Vẫn ở trong nhà.
Hoàng tử nhìn xuống chân cô thấy máu vẫn còn đang chảy ra, chàng liền quay ngựa lại, đưa cô dâu giả về nhà trả lại cho cha mẹ cô và nói:
- Đây cũng không phải là cô dâu thật. Gia đình còn có con gái nào khác không?
Người cha đáp:
- Thưa hoàng tử không ạ. Người vợ cả của tôi khi qua đời có để lại một đứa con gái người xanh xao, nhem nhuốc. Thứ nó thì chả làm cô dâu được.
Hoàng tử bảo ông cứ gọi cô gái ấy ra. Dì ghẻ nói chen vào:
- Thưa hoàng tử, không thể thế được. Nó dơ bẩn lắm không thể cho nó ra mắt hoàng tử được.
Hoàng tử khăng khăng nhất định đòi gọi Lọ Lem lên kỳ được. Cô rửa mặt mũi tay chân, đến cúi chào hoàng tử. Hoàng tử đưa cho cô chiếc hài vàng. Cô ngồi lên ghế đẩu, rút bàn chân ra khỏi chiếc guốc nặng chình chịch, cho chân vào chiếc hài thì vừa như in. Khi cô đứng dậy, hoàng tử nhìn thấy mặt nhận ngay ra cô gái xinh đẹp đã nhảy với mình bèn reo lên:
- Cô dâu thật đây rồi!
Dì ghẻ và hai cô con gái mặt tái đi vì hoảng sợ và tức giận.
Hoàng tử bế Lọ Lem lên ngựa đi. Khi hai người cưỡi ngựa qua cây dẻ, đôi chim câu hót:Rúc-di-cúc, rúc-di-cúc. Hài không có máu. Chân vừa như in. Đúng cô dâu thật. Hoàng tử dẫn về.
Hót xong, đôi chim câu bay tới đậu trên hai vai Lọ Lem, con đậu bên trái, con đậu bên phải.Khi đám cưới của hoàng tử được tổ chức thì hai cô chị cũng đến phỉnh nịnh để mong hưởng phú quý. Lúc đoàn đón dâu đến thì cô chị cả đi bên phải, cô em đi bên trái. Chim câu mổ mỗi cô mất một mắt. Sau đó khi họ trở về thì cô chị đi bên trái, cô em đi bên phải, chim câu lại mổ mỗi cô mất một mắt nữa. Cả hai chị em suốt đời mù lòa, vì bị trừng phạt do tội ác và giả dối.


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=791627230968379&set=a.786598894804546.1073741865.100003633285282&type=3&theater

Ba sợi tóc vàng của con quỷ



Ngày xưa có một người đàn bà nghèo sinh được một con trai. Khi đứa trẻ ra đời người ta nhìn thấy chỏm đầu của nó còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa.
Thời gian đó nhà vua đang muốn hiểu lòng dân nên vi hành. Nhà vua hỏi dân làng rằng trong làng có sự gì lạ không, họ tâu:
- Gần đây ở làng có một bé trai khi sinh ra chỏm đầu còn nằm trong bọc nhau, người ta tiên tri là năm mười sáu tuổi nó sẽ lấy được công chúa.
Vốn tính độc ác, nghe nói vậy nhà vua tức lắm, liền đến ngay nhà bố mẹ đứa trẻ, làm ra vẻ thương người thích trẻ, vua nói:
- Các bác nghèo khó, để tôi nuôi nấng dạy dỗ cháu cho.
Hai vợ chồng nhà kia trước còn từ chối, nhưng rồi thấy người lạ mặt đưa cho nhiều vàng nên họ nghĩ:
- Thằng con trai mình chắc là một đứa tốt số, lại được nuôi nấng dạy dỗ nữa thế nào cũng làm nên sự nghiệp.
Nên cuối cùng hai vợ chồng cũng bằng lòng trao con cho người lạ mặt.
Vua đặt đứa bé vào một cái hòm và tiếp tục lên đường. Tối một chỗ nước sâu, vua cho ném hòm xuống nước, trong bụng nghĩ:
- Thế là ta đã giải thoát cho con gái ta khỏi anh chàng rể bất đắc dĩ này.
Nhưng cái hòm không chìm, nó nổi trôi theo dòng nước - như một chiếc tàu con và không có một giọt nước nào thấm vào trong. Hòm cứ trôi lềnh bềnh như vậy, hòm bị mắc lại ở cối xay nước cách kinh thành hai dặm.
May đúng lúc đó thì thằng bé xay bột trông thấy, nó lấy câu liêm mắc kéo vào, lòng mừng sẽ vớ được vàng châu báu, nhưng khi mở hòm ra chỉ thấy một đứa bé khỏe mạnh, khôi ngô. Nó bế đứa bé cho hai vợ chồng chủ cối xay.Hai vợ chồng này không có con nên rất mừng và nói:
- Đúng là trời còn thương vợ chồng nhà mình.
Đứa bé lớn lên trong sự thương yêu đùm bọc của hai vợ chồng chủ cối xay.
Một hôm, trời mưa to vua phải vào nhà xay để tránh mưa. Vua hỏi hai vợ chồng người xay bột có phải chàng trai cao lớn là con trai họ không. Họ đáp:
- Tâu bệ hạ không phải. Đó là đứa trẻ nhặt được cách đây mười sáu năm. Nó nằm trong một cái hòm trôi dạt theo dòng nước và mắc lại ở cửa cổng nhà xay. Thằng bé phụ việc nhà chúng tôi trông thấy và vớt nó lên.
Vua nghĩ ngay tới đứa bé tốt số mà mình đã ra lệnh vứt xuống nước, vua nói:
- Các ngươi là những người dân hiền lành, ta muốn nhờ đứa con trai của các ngươi mang thư đến cho hoàng hậu được không? Đây ta thưởng cho hai đồng tiền vàng về chuyện đó.
Bố mẹ nuôi thưa:
- Vâng, chúng tôi xin làm theo ý nhà vua.
Đứa con trai được bố mẹ dặn chuẩn bị đi đưa thư.Trong thư nhà vua gửi cho hoàng hậu ghi: "Khi nhận được thư này thì hãy giết ngay tên đưa thư và đem chôn. Phải thi hành lệnh này trước khi ta về."Chàng thanh niên cầm thư và lên đường ngay, nhưng dọc đường chàng bị lạc ở trong cánh rừng rộng lớn. Trong bóng đêm chập chùng, chàng thấy có một ánh đèn le lói, cứ hướng ấy mà đi, lại gần thì đó là một căn nhà nhỏ.Bước vào nhà, chàng thấy một bà lão đang ngồi bên lò sưởi. Sự xuất hiện của chàng làm cho bà lão giật mình hoảng sợ và cất tiếng hỏi:- Con từ đâu tới đây? Con muốn đi đâu nữa?Chàng trai đáp:- Con từ nhà xay tới đây. Con được lệnh mang thư tới cho hoàng hậu. Con xin ngủ lại đêm nay ở đây, vì con bị lạc trong rừng.
- Tội nghiệp con quá. Con đã lạc vào nhà của bọn cướp. Chúng về chúng sẽ giết con mất
thôi. Chàng trai nói:- Ai về cũng vậy thôi, cháu chẳng sợ. Cháu mệt lắm, không thể nào nhấc chân đi tiếp được nữa.Thế là chàng duỗi chân lăn ra ngủ ngay trên ghế dài.
Lát sau bọn cướp lục tục kéo về, chúng giận dữ hỏi người lạ nào mà lại dám nằm ngủ ở đó. Bà lão nói:- Trời ơi! Thằng bé chẳng có tội tình gì đâu, nó phải mang thư cho hoàng hậu nhưng lại bị lạc trong rừng, thấy nó tội quá nên tôi bảo nó ở lại đây.
Bọn cướp bóc ngay thư ra đọc, thấy nói phải giết ngay người mang thư. Vốn tính nhẫn tâm nhưng tên cướp cũng động lòng thương, hắn xé ngay bức thư kia, viết ngay một bức thư khác nói khi người đưa thư này tới thì phải tổ chức cưới gả công chúa cho người đó trước khi nhà vua về. Rồi bọn cướp cứ để mặc chàng ngủ yên trên chiếc ghế dài cho đến sáng.
Sáng hôm sau, khi chàng tỉnh giấc bọn cướp lại đưa cho chàng bức thư và còn chỉ cho chàng đường đi tới hoàng cung.Nhận được thư của nhà vua, hoàng hậu tổ chức ngay lễ cưới cho anh chàng đưa thư tốt số.
Lễ cưới được tổ chức linh đình trong hoàng cung. Công chúa sống hạnh phúc và mãn nguyện bên người chồng đẹp trai và vui tính.
Sau đó ít lâu nhà vua mới về tới hoàng cung, lúc đó mới biết rằng lời tiên tri đã thành sự thực, lễ thành hôn với công chúa đã được thực hiện. Vua hỏi:
- Sao lại thế này nhỉ? Trong thư ta ra lệnh hoàn toàn khác cơ mà.
Hoàng hậu lấy thư đưa cho nhà vua xem. Xem thư vua biết ngay là thư đã bị đánh tráo, bèn cho gọi chú rể tới hỏi bức thư chính nhà vua viết đâu, sao lại mang bức thư này đưa cho hoàng hậu. Chàng trai thưa:
- Tâu bệ hạ, con không biết gì về chuyện đó. Chắc ban đêm trong lúc con ngủ say ở trong rừng thì có người đã tới đánh tráo thư.
Nổi trận lôi đình nhà vua nói lớn:- Tại sao câu chuyện lại dễ như vậy nhỉ? Ai muốn lấy được công chúa người đó phải xuống âm phủ lấy ba sợi tóc vàng của con quỷ mang về đây cho ta. Nếu ngươi làm nổi điều đó thì vẫn có thể trở lại hoàng cung sống bên công chúa.Vua định làm như thế để nhanh chóng tống khứ vĩnh viễn chàng trai kia.
Nhưng đứa trẻ tốt số kia lại nói:- Chắc chắn ba sợi tóc vàng của con quỷ con sẽ lấy được, con đâu có sợ quỷ.
Ngay sau đó chàng chào mọi người và lên đường. Vừa mới đặt chân tới cổng thành một thành phố lớn, chàng bị lính canh gặng hỏi: Chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.Chàng đáp:
- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Tên lính canh nói tiếp:
- Thế anh vui lòng bảo giùm cho chúng tôi biết, tại sao giếng ở chợ chúng tôi trước kia luôn luôn chảy ra toàn rượu vang, nay giếng cạn khô, nước cũng chẳng có huống chi là rượu.Chàng nói:- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.Rồi chàng lại tiếp tục lên đường. Tới trước cổng thành một thành phố khác, lính canh lại hỏi chàng giỏi nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề chính.
Chàng lại nói:- Mọi sự trên đời ta đều biết.
Lính canh nói:- Thế anh vui lòng bảo cho chúng tôi biết, tại sao cây táo ở trong thành này khi xưa tốt tươi, ra toàn táo vàng, nay nó trơ trụi, ngay một chiếc lá cũng không có. Chàng đáp:- Rồi các anh sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.Chàng lại tiếp tục lên đường.
Tới bờ một con sông lớn, người lái đò hỏi chàng làm nghề gì và còn biết làm gì nữa ngoài nghề ấy. Chàng đáp:- Mọi sự trên đời ta đều biết. Người lái đò nói:- Thế anh vui lòng bảo cho tôi biết, tại sao tôi cứ phải chở đò cho khách qua lại khúc sông này mà chẳng thấy có ai tới thay phiên. Chàng trai đáp:- Rồi bác sẽ biết tại sao. Chờ khi tôi về, tôi sẽ nói cho biết.
Qua tới bờ sông bên kia, chàng thấy đường đi xuống âm phủ. Cổng âm phủ tối om, ám khói bám khắp mọi nơi. Con quỷ không có nhà. Chỉ có bà giúp việc đang ngồi trên một chiếc ghế bành rộng, dáng không có vẻ độc ác. Bà hỏi:- Con muốn chi ở đây?- Con muốn lấy được ba sợi tóc vàng của quỷ, nếu không thì con sẽ mất vợ.- Ý muốn ấy táo tợn đấy. Con quỷ về nhà mà thấy con ở đây thì con mất đầu đấy. Nhưng thôi, thấy con cũng dễ mến, ta sẽ tìm cách giúp cho. Bà làm phép biến chàng thành con kiến và dặn:- Hãy nấp ngay trong nếp váy của ta thì sẽ an toàn
.Chàng đáp:- Vâng thế thì hay quá. Nhưng con có ba điều muốn biết. Một là cái giếng chảy ra toàn là rượu vang, bỗng dưng cạn khô, không có lấy một giọt nước? Hai là tại sao cây táo ở thành phố kia trước xanh tươi, ra toàn quả vàng, bỗng dưng trơ trụi, ngay một cái lá cũng không có? Ba là tại sao bác lái đò kia cứ phải chở khách qua lại một khúc sông mà không có ai tới thay phiên?
Bà già nói:- Ba câu hỏi này khó thật. Con hãy thật im lặng, lắng tai nghe những điều con quỷ nói.
Trời vừa sẩm tối con quỷ về nhà. Vừa mới bước chân vào nhà nó đã phát hiện ra ngay có mùi gì lạ. Nó hỏi:- Quái, ta ngửi như có mùi thịt người, có phải đúng thế không?Nó tự đi lùng sục khắp các xó nhưng chẳng thấy gì. Bà lão giả tảng la nó:- Nhà vừa mới quét dọn ngăn nắp, vừa về nhà mà đã làm lộn xộn rồi. Lúc nào cũng chỉ nghĩ tới mùi thịt người. Nào ngồi xuống đi mà ăn bữa tối. Ăn uống xong, con quỷ thấy thấm mệt, nó tựa đầu vào gối bà già và bảo bà bắt chấy cho nó. Mới được một lát nó đã ngủ say thở ngáy rất to.
Lúc đó bà già mới nhổ một sợi tóc vàng của nó và để sợi tóc sang bên cạnh. Bị đau con quỷ giật mình hỏi:- Ái, bà tính làm gì thế? Bà lão nói:- Tôi nằm mộng thấy sự chẳng lành, sợ quá nên tôi nắm tóc anh đấy. Con quỷ nói:- Bà mộng thấy cái gì đấy?- Tôi nằm mộng thấy một cái giếng ở chợ đang chảy ra toàn rượu vang bỗng nó cạn khô, đến một giọt cũng không có. Không hiểu ai là người gây ra chuyện ấy? Con quỷ đáp:- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi núp trong khe một tảng đá lớn. Giết con cóc đó đi thì rượu vang lại chảy ra.
Bà lão lại tiếp tục bắt chấy cho con quỷ. Đợi lúc nó ngủ say, tiếng ngáy rung cả kính cửa sổ, bà già lại nhổ sợi tóc thứ hai. Đau quá con quỷ cáu la:- Trời, sao đau thế, bà làm gì đấy? Bà lão đáp:- Xin đừng cáu giận nhé. Tôi đang mơ bỗng giật mình tỉnh dậy đấy. Con quỷ hỏi:- Lại mộng gì thế?- Trong mơ tôi thấy ở vương quốc có một cây táo đang tươi tốt, ra toàn quả vàng, bỗng dưng nó tàn lụi, một cái chồi, một cái lá cũng không có, thế là nguyên nhân tại sao?- Có gì đâu, ở đời nếu biết thì đâu có nên chuyện. Có một con chuột đang gặm gốc cây. Giết con chuột đó đi thì cây lại ra quả vàng. Nếu cứ để chuột gặm rễ cây như thế thì cây sẽ lụi chết hẳn. Này, nhưng bà đừng có mộng mị gì nữa nhé, để cho tôi ngủ yên tí nào, nếu còn đánh thức tôi dậy nữa tôi cho cái bạt tai đấy.
Bà lão hứa sẽ để ngủ yên và lại bắt chấy cho nó. Khi nó ngủ đã say và ngáy, bà cầm chặt chân một chiếc tóc và nhổ sợi tóc thứ vàng ba. Đau quá con quỷ vung tay vùng dậy toan bạt tai bà lão, bà lão ngọt lành với nó:- Khổ nỗi toàn ác mộng thì biết làm thế nào? Con quỷ trở nên tò mò, nó hỏi:- Thế bà mộng thấy gì mà ghê vậy?- Trong mơ tôi nghe thấy một người chèo đò than rằng tại sao bác ta lại cứ phải chèo đò chở khách qua lại mãi mà không có người tới thay. Ai là người gây ra chuyện ấy nhỉ? Con quỷ đáp:- Trời, sao ngốc vậy. Nếu có khách nào muốn qua sông, thì hắn chỉ việc ấn mái chèo vào tay người ấy để họ chèo lấy, thế là hắn thoát nợ. Người kia sẽ thay hắn nghề chở đò.
Giờ thì mọi việc đã xong, ba sợi tóc vàng đã nhổ được, ba câu hỏi cũng đã được giải đáp, bà lão để con quỷ ngủ yên lành một mạch tới sáng. Khi con quỷ lại ra đi và đi khuất khỏi nhà, bà liền bắt con kiến trong nếp váy ra, hóa phép biến nó lại nguyên hình người.
Bà nói:- Đây là ba sợi tóc vàng ta lấy cho con. Còn ba câu trả lời thì chắc con đã nghe rõ khi con quỷ nói. Chàng đáp:- Vâng, con có nghe được những điều nó nói. Chắc con không quên những điều ấy. Bà lão nói tiếp:- Việc coi như ta đã giúp xong. Giờ con có thể đi việc con được rồi. Chàng chân thành cảm ơn bà lão đã giúp chàng vượt được những khó khăn trong cơn nguy khốn.
Chàng rời ngay âm phủ, thẳng hướng đi về nhà, trong lòng vui phơi phới vì mọi việc đều được như ý. Khi chàng gặp lại bác lái đò, bác xin chàng nói cho biết câu giải đáp mà chàng đã hứa khi trước.
Chàng tốt số nói:- Bác chở tôi sang bờ bên kia cái đã, lúc đó tôi sẽ nói cách bác thoát nợ chở đò. Đặt chân lên tới bờ bên kia, chàng nói với bác lái đò câu giải đáp của con quỷ:- Khi nào lại có người đi đò qua sông, bác hãy ấn mái chèo vào tay người ấy.
Chàng tốt số lại tiếp tục cuộc hành trình, đến thành phố nơi có cây trụi quả, lính canh cũng đang đứng chờ chàng nói cho biết cách giải. Chàng nhắc lại cho họ biết những điều chính chàng nghe con quỷ nói:- Hiện có một con chuột đang gặm rễ cây. Hãy giết nó đi, sau đó cây lại ra những quả táo vàng. Lính canh cám ơn chàng rối rít, để tưởng thưởng công cho chàng họ biếu hai con lừa tải nặng vàng.
Sau cùng chàng tới thành phố có giếng bị cạn khô, chàng nói cho lính canh biết con quỷ đã nói gì về chuyện này:- Ở dưới đáy giếng có một con cóc ngồi nấp sau một hòn đá to, phải tìm nó giết đi, sau đó rượu vang lại chảy tuôn ra nhiều như xưa. Lính canh cám ơn chàng và biếu chàng hai con lừa chở nặng vàng.

Đi mãi, đi hoài, cuối cùng chàng cũng về tới nhà. Người vợ mừng vui khôn xiết vì những ý định của chồng khi ra đi đều toại nguyện. Ba sợi tóc vàng của quỷ mà nhà vua nói chàng cũng có trong tay, giờ chàng đem dâng lên vua.
Nỗi vui mừng của nhà vua càng tăng lên khi nhìn thấy sau lưng chàng là bốn con lừa tải năng vàng. Nhà vua nói:- Con đã thực hiện xong những điều kiện ta đặt ra, giờ con có thể sánh vai cùng công chúa. Con rể yêu quý ơi, con lấy đâu ra nhiều vàng thế? Con hãy nói cho ta hay đi. Chỗ này đúng là một kho báu vô giá.
Chàng thưa:- Những thứ này con lấy ở bên kia sông, thay vì là cát thì ở đó toàn là vàng. Máu tham nổi lên, nhà vua hỏi:- Ta có thể đến đó được không? Chàng rể đáp:- Bẩm bệ hạ muốn lấy bao nhiêu thì lấy. Bệ hạ bảo người chở đò đưa sang bờ bên kia, ở đó bệ hạ có thể đổ đầy bao lớn bao nhỏ mang theo.
Ông vua tham lam vội lên đường ngay. Khi tới bờ sông, nhà vua vẫy gọi lái đò để qua sông. Đò cập bến, người lái đò mời nhà vua xuống thuyền. Khi cập bến bờ bên kia, bác lái đò ấn mái chèo vào tay vua, rồi nhảy thoát lên bờ. Vì tham lam nên phải chịu tội. Giờ đây nhà vua phải chèo đò chở khách qua sông.- Thế giờ nhà vua có còn chèo đò nữa không?- Không chính nhà vua thì còn ai nữa! Chẳng có một ai cầm mái chèo đò thay vua cả!


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=791627247635044&set=a.786598894804546.1073741865.100003633285282&type=3&theater