Thứ hai, 23/01/2012 23:26
Nụ cười rạng rỡ trên môi Minh Duy
Anh Thi nhận huy chương tại Hội thao người khuyết tật toàn quốc năm 2011
Từ An (bìa trái) tham gia chuyến thăm, tặng quà tại Trung tâm nuôi dưỡng người già tàn tật - cô đơn tỉnh Bình Dương
Minh Hảo (thứ 2 từ phải qua) tại lễ trao giải cuộc thi “Những đôi tay kỳ diệu”
(CATP) Con người sinh ra lành lặn đã là một diễm phúc, tuy nhiên tạo hóa không ban bố diễm phúc ấy cho tất cả mọi người. Trong cộng đồng, những người khiếm khuyết luôn phải đấu tranh vất vả để tìm hạnh phúc, xây dựng cuộc sống cho bản thân và gia đình.
Từng trải qua nhiều buồn tủi, cay cực, nhưng ở họ, niềm tin vào cuộc sống và tình yêu thương giữa người với người chưa bao giờ bị dập tắt. Để rồi mỗi độ xuân về, bao mảnh đời bất hạnh ấy lại thấy mình ấm áp, hạnh phúc hơn trong vòng tay yêu thương của gia đình, bè bạn và những tấm lòng nhân ái.
Từng trải qua nhiều buồn tủi, cay cực, nhưng ở họ, niềm tin vào cuộc sống và tình yêu thương giữa người với người chưa bao giờ bị dập tắt. Để rồi mỗi độ xuân về, bao mảnh đời bất hạnh ấy lại thấy mình ấm áp, hạnh phúc hơn trong vòng tay yêu thương của gia đình, bè bạn và những tấm lòng nhân ái.
Nụ cười rạng rỡ trên môi Minh Duy
CÂU CHUYỆN ƯỚC MƠĐã mấy năm kể từ khi tôi viết về chị Dương Phương Hạnh, Chủ tịch Câu lạc bộ (CLB) khiếm thính TPHCM (bài “Người phụ nữ khiếm thính đa tài”, Báo CATP ngày 21-8-2009). Từ một cô gái khiếm thính quê Sa Đéc, Đồng Tháp, cử nhân ngành Hóa Trường Đại học Bách khoa TPHCM khóa 1988 - 1993, chị trở thành Chủ tịch CLB Khiếm thính TPHCM, thành viên ban lãnh đạo, cố vấn Liên đoàn khiếm thính châu Á, Liên đoàn khiếm thính quốc tế. Đó là chặng đường đầy những nỗ lực không ngừng của chị. Hồi mới gặp tôi, chị Hạnh có chia sẻ về ước mơ cống hiến lâu dài cho cộng đồng người khiếm thính Việt Nam, bằng cách sáng lập một trung tâm dành riêng cho họ. Ngỡ chị chỉ ước vậy thôi chứ thực hiện được thì khó lắm.
Vậy mà đầu tháng 10-2011, tôi nhận được tin nhắn từ số máy của chị: “Em đến tham dự lễ ra mắt Trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính để chia vui với mọi người nhé!”. Tôi mừng cho chị và cho những người khiếm thính đang sống mòn vì mặc cảm, tự ti tật nguyền. Chắc chắn họ sẽ tìm thấy điều gì đó thật tốt đẹp, ý nghĩa từ sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính (CED). Bởi lẽ, CED là trung tâm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam do người khiếm thính thành lập và phục vụ vì người khiếm thính.
Với chiến lược “Người khiếm thính giúp người khiếm thính”, CED có ưu thế trong việc hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người khiếm thính và cung cấp những dịch vụ phù hợp, hiệu quả (dạy ngôn ngữ ký hiệu, tham vấn đồng cảnh, giới thiệu đo thính lực, hỗ trợ máy trợ thính miễn phí cho trẻ em nghèo...). Giờ đây, với vai trò Giám đốc CED, chị Hạnh bận rộn hơn bao giờ hết. Dù vậy, khi tiếp xúc với chị, không ai thấy cái vẻ mỏi mệt mà thay vào đó là nụ cười hạnh phúc. Chị Hạnh bộc bạch: “Tôi đã thật sự thấy mùa xuân của đời mình, từ khi gắn bó với cộng đồng người khiếm thính. Cái thời khủng hoảng niềm tin đã qua rồi. Bây giờ, mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”.
Vậy mà đầu tháng 10-2011, tôi nhận được tin nhắn từ số máy của chị: “Em đến tham dự lễ ra mắt Trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính để chia vui với mọi người nhé!”. Tôi mừng cho chị và cho những người khiếm thính đang sống mòn vì mặc cảm, tự ti tật nguyền. Chắc chắn họ sẽ tìm thấy điều gì đó thật tốt đẹp, ý nghĩa từ sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu giáo dục người khiếm thính (CED). Bởi lẽ, CED là trung tâm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam do người khiếm thính thành lập và phục vụ vì người khiếm thính.
Với chiến lược “Người khiếm thính giúp người khiếm thính”, CED có ưu thế trong việc hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người khiếm thính và cung cấp những dịch vụ phù hợp, hiệu quả (dạy ngôn ngữ ký hiệu, tham vấn đồng cảnh, giới thiệu đo thính lực, hỗ trợ máy trợ thính miễn phí cho trẻ em nghèo...). Giờ đây, với vai trò Giám đốc CED, chị Hạnh bận rộn hơn bao giờ hết. Dù vậy, khi tiếp xúc với chị, không ai thấy cái vẻ mỏi mệt mà thay vào đó là nụ cười hạnh phúc. Chị Hạnh bộc bạch: “Tôi đã thật sự thấy mùa xuân của đời mình, từ khi gắn bó với cộng đồng người khiếm thính. Cái thời khủng hoảng niềm tin đã qua rồi. Bây giờ, mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”.
Anh Thi nhận huy chương tại Hội thao người khuyết tật toàn quốc năm 2011
Đã đôi lần tôi băn khoăn tự hỏi, liệu Nguyễn Minh Hảo (nhân vật trong bài “Đi đến tận cùng điều ước”, Báo CATP ngày 19-8-2011) sẽ ra sao trước cảnh đói nghèo đó, thân hình khiếm khuyết đó. Thi thoảng, nhìn bóng Hảo lẩn khuất trên đường trước ánh mắt tò mò, dò xét của mọi người thấy thương lắm. Nhưng Hảo bây giờ khác với Hảo hồi mới lên năm, lên bảy. Tự ti, mặc cảm không có chỗ trong tâm hồn của chàng trai đầy nghị lực và hoài bão này. Mới đây, vượt qua 1.500 bài dự thi, tác phẩm “Món cơm trộn và dép lào” của Hảo đã giành giải nhất cuộc thi viết “Những đôi tay kỳ diệu”, do Công ty TNHH Green Cross Việt Nam và Báo điện tử VnExpress phối hợp tổ chức. Mọi người ngỡ ngàng vì bài viết rất xúc động. Nhưng điều đặc biệt hơn cả là Hảo vốn học công nghệ thông tin, sau giờ học phải đi làm thêm đủ nghề để sống. Ngay như thời gian để ngủ còn không có đủ, nói chi đến chuyện ngồi tập tành viết lách, trau dồi câu chữ. Vậy mà với bài viết dung dị, mộc mạc, Hảo đã làm người đọc thấy nghèn nghẹn. Hôm gặp lại tôi, Hảo cười rất tươi. Cuối cùng, Hảo đã có thể tự lo cho bản thân và phụ giúp ba mẹ bằng những đồng tiền do chính sức lao động của mình làm ra.
Bây giờ, ước mơ của Hảo không chỉ là về sửa cái nhà bị dột, mua cho mẹ tấm chiếu mới mà còn là khát vọng vươn cao, vươn xa hơn trên bầu trời trí thức. Hảo bộc bạch: “Với tôi, điều quan trọng nhất là cách nhìn cuộc sống. Cứ bản thân mình biết cố gắng và phấn đấu thì trời sẽ không phụ lòng người. Tôi đang háo hức chờ đón năm mới 2012 với niềm tin là mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”.
CHẮP CÁNH GIỮA TRỜI VUICâu chuyện về cô gái mồ côi, khuyết tật Nguyễn Thị Từ An (nhân vật trong bài “Cô bé mồ côi trở thành thủ lĩnh sinh viên”, Báo CATP ngày 1-7-2009) đến từ vùng quê Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa dường như đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ sinh viên trường ĐH KHXH&NV TPHCM. Không chỉ là thủ khoa đầu vào mà với điểm tích lũy 8,24 toàn khóa, Từ An đồng thời là thủ khoa tốt nghiệp Khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM. Không lâu sau ngày ra trường, Từ An trở thành Trưởng văn phòng đại diện của Liên hiệp Khoa học kinh tế kỹ thuật môi trường miền Nam và vinh dự đón nhận danh hiệu “Thanh niên tiêu biểu TPHCM năm 2009”.
Bây giờ, ước mơ của Hảo không chỉ là về sửa cái nhà bị dột, mua cho mẹ tấm chiếu mới mà còn là khát vọng vươn cao, vươn xa hơn trên bầu trời trí thức. Hảo bộc bạch: “Với tôi, điều quan trọng nhất là cách nhìn cuộc sống. Cứ bản thân mình biết cố gắng và phấn đấu thì trời sẽ không phụ lòng người. Tôi đang háo hức chờ đón năm mới 2012 với niềm tin là mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn”.
CHẮP CÁNH GIỮA TRỜI VUICâu chuyện về cô gái mồ côi, khuyết tật Nguyễn Thị Từ An (nhân vật trong bài “Cô bé mồ côi trở thành thủ lĩnh sinh viên”, Báo CATP ngày 1-7-2009) đến từ vùng quê Vạn Hưng, Vạn Ninh, Khánh Hòa dường như đã rất quen thuộc với nhiều thế hệ sinh viên trường ĐH KHXH&NV TPHCM. Không chỉ là thủ khoa đầu vào mà với điểm tích lũy 8,24 toàn khóa, Từ An đồng thời là thủ khoa tốt nghiệp Khoa Xã hội học, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM. Không lâu sau ngày ra trường, Từ An trở thành Trưởng văn phòng đại diện của Liên hiệp Khoa học kinh tế kỹ thuật môi trường miền Nam và vinh dự đón nhận danh hiệu “Thanh niên tiêu biểu TPHCM năm 2009”.
Từ An (bìa trái) tham gia chuyến thăm, tặng quà tại Trung tâm nuôi dưỡng người già tàn tật - cô đơn tỉnh Bình Dương
Hiện nay, Từ An lại được các sinh viên Trường ĐH Bình Dương gọi bằng một cái tên rất thân thương “cô giáo”. Đây là bước ngoặt lớn trong đời Từ An. Bởi khát vọng vươn lên, học cao hơn, tập trung nghiên cứu, cống hiến cho cộng đồng người khuyết tật và sự nghiệp trồng người luôn sục sôi trong chị. Ngoài ra, có một điều đặc biệt thiêng liêng mà Từ An muốn chia sẻ với những người đã quan tâm và đồng hành cùng chị trên hành trình gian khó của đời mình: “An không còn mồ côi nữa”. Sau mấy mươi năm biền biệt, chị đã tìm được mẹ. Ở chị không có oán trách hay giận hờn vì từng bị bỏ rơi, mà chỉ còn lại sự cảm thông, tình thương dành cho mẹ. Từ An bộc bạch: “Đối với tôi, hình ảnh mẹ luôn có trong tiềm thức. Gặp lại mẹ là món quà tuyệt vời nhất mà tôi được nhận. Gần đây, mẹ kể nhiều chuyện về cha và cho tôi biết ngày giỗ của ông. Lần đầu tiên trong một căn phòng trọ nhỏ giữa Sài Gòn, con gái làm giỗ cho cha, tôi thấy mình hạnh phúc và may mắn vô cùng. Tôi tin ở nơi nào đó rất xa, cha luôn dõi theo và mỉm cười vì tôi”.
Trở về sau chuyến đi Hàn Quốc hồi tháng 8, Lê Minh Duy (nhân vật trong bài “Tàn nhưng không phế”, Báo CATP ngày 14-5-2010) khoe: “Hạnh phúc lớn nhất là vượt qua được mặc cảm tật nguyền của mình. Tôi đã làm được điều đó và đang sống vui vẻ, lạc quan hơn bao giờ hết”. Còn nhớ lần đầu gặp tôi, chàng trai sinh ra ở vùng rừng núi Bàu Lâm, Xuyên Mộc, Vũng Tàu này từng tâm sự: “Đôi lúc tôi ví cuộc đời như một con đường dài thăm thẳm. Trong khi mọi người lần lượt đi từ A đến B rồi C, còn tôi loay hoay mãi vẫn ở điểm A. Nhưng tôi tin đời vốn công bằng, không có đường cùng bế tắc, chỉ có những ngã rẽ là nơi thử thách lòng người. Có thể tôi sẽ mất cả đời để chỉ đi được một đoạn đường rất ngắn so với mọi người, nhưng tôi sẽ đi bằng tất cả thời gian và khả năng mình có”.
Trở về sau chuyến đi Hàn Quốc hồi tháng 8, Lê Minh Duy (nhân vật trong bài “Tàn nhưng không phế”, Báo CATP ngày 14-5-2010) khoe: “Hạnh phúc lớn nhất là vượt qua được mặc cảm tật nguyền của mình. Tôi đã làm được điều đó và đang sống vui vẻ, lạc quan hơn bao giờ hết”. Còn nhớ lần đầu gặp tôi, chàng trai sinh ra ở vùng rừng núi Bàu Lâm, Xuyên Mộc, Vũng Tàu này từng tâm sự: “Đôi lúc tôi ví cuộc đời như một con đường dài thăm thẳm. Trong khi mọi người lần lượt đi từ A đến B rồi C, còn tôi loay hoay mãi vẫn ở điểm A. Nhưng tôi tin đời vốn công bằng, không có đường cùng bế tắc, chỉ có những ngã rẽ là nơi thử thách lòng người. Có thể tôi sẽ mất cả đời để chỉ đi được một đoạn đường rất ngắn so với mọi người, nhưng tôi sẽ đi bằng tất cả thời gian và khả năng mình có”.
Minh Hảo (thứ 2 từ phải qua) tại lễ trao giải cuộc thi “Những đôi tay kỳ diệu”
Ngẫm lại câu nói xưa, thấy Duy bây giờ trưởng thành lên rất nhiều. Và một điều chắc chắn là Duy không còn loay hoay mãi ở điểm A nữa, mà đã đi được một quãng đường rất dài trong hạnh phúc. Hiện nay, cùng với các bạn tình nguyện viên, Duy đang thực hiện dự án “Bản đồ tiếp cận cho người khuyết tật”. Dự kiến bản đồ này sẽ ra mắt vào cuối năm 2011 như một thông điệp gởi đến cho cộng đồng, hướng tới đô thị công bằng, văn minh hơn với những lối đi tiếp cận dành cho người khuyết tật đang di chuyển bằng xe lăn, nạng gỗ; người khiếm thị, người lớn tuổi, đau yếu. Chúc cho dự án sẽ thành công, được cộng đồng đón nhận như mong ước của Duy và những người thực hiện nó.
Có thể nói nhân vật để lại cho tôi nhiều ám ảnh, day dứt nhất là Trần Anh Thi (bài “Ánh sáng của niềm tin”, Báo CATP ngày 24-12-2010). Thi không chỉ bị mù, sống trong nghèo khó mà còn mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thế nhưng, nghị lực của Thi giống như một bài ca về niềm tin và ánh sáng từ trái tim vậy. Tháng 7 vừa qua, Thi đã mang về cho đoàn thể thao TPHCM 3 tấm huy chương tại Hội thao người khuyết tật toàn quốc năm 2011. Không những vậy, Thi còn đạt danh hiệu sinh viên giỏi của Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Những ngày tiếp sau chắc sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng tôi tin Thi sẽ sống tốt. Bởi lẽ, đã và đang có rất nhiều vòng tay nhân ái dang rộng cho Thi. Em sẽ không bao giờ phải chịu cô độc trên đời.
Dù được giúp đỡ về vật chất hay hỗ trợ tinh thần thì điều đáng quý nhất là những nhân vật có hoàn cảnh éo le như trên đã lạc quan, yêu đời hơn xưa. Xin được khép lại bài viết này bằng tâm sự của chị Phương Hạnh, như lời tri ân chân thành gởi đến độc giả gần xa vì đã quan tâm, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh: “Đôi khi, chỉ cần nhận được một tin nhắn hỏi thăm, động viên của bạn đọc, dù mình chưa từng gặp cũng thấy hạnh phúc và ấm lòng lắm. Điều đó giúp mình tin rằng trên đời tình thương giữa người với người sẽ chẳng bao giờ bị bào mòn”.
Có thể nói nhân vật để lại cho tôi nhiều ám ảnh, day dứt nhất là Trần Anh Thi (bài “Ánh sáng của niềm tin”, Báo CATP ngày 24-12-2010). Thi không chỉ bị mù, sống trong nghèo khó mà còn mồ côi cả cha lẫn mẹ. Thế nhưng, nghị lực của Thi giống như một bài ca về niềm tin và ánh sáng từ trái tim vậy. Tháng 7 vừa qua, Thi đã mang về cho đoàn thể thao TPHCM 3 tấm huy chương tại Hội thao người khuyết tật toàn quốc năm 2011. Không những vậy, Thi còn đạt danh hiệu sinh viên giỏi của Trường ĐH Sư phạm TPHCM. Những ngày tiếp sau chắc sẽ còn nhiều khó khăn, nhưng tôi tin Thi sẽ sống tốt. Bởi lẽ, đã và đang có rất nhiều vòng tay nhân ái dang rộng cho Thi. Em sẽ không bao giờ phải chịu cô độc trên đời.
Dù được giúp đỡ về vật chất hay hỗ trợ tinh thần thì điều đáng quý nhất là những nhân vật có hoàn cảnh éo le như trên đã lạc quan, yêu đời hơn xưa. Xin được khép lại bài viết này bằng tâm sự của chị Phương Hạnh, như lời tri ân chân thành gởi đến độc giả gần xa vì đã quan tâm, đồng cảm với những mảnh đời bất hạnh: “Đôi khi, chỉ cần nhận được một tin nhắn hỏi thăm, động viên của bạn đọc, dù mình chưa từng gặp cũng thấy hạnh phúc và ấm lòng lắm. Điều đó giúp mình tin rằng trên đời tình thương giữa người với người sẽ chẳng bao giờ bị bào mòn”.
Hải Băng
No comments:
Post a Comment