Một hôm, chị B alo: "Cô An rảnh không? sang chị chơi đi". Đang có chút căng thẳng, nghe chị ới 1 cái là "dạ, 30 phút sau em có mặt nhà chị". Và rồi, được ăn ngon và lại được nghe chị kể chuyện về bệnh viện. Chị kể rằng...
Bệnh viện ở đây nó tốt lắm em. Nó không như bên Việt Nam mình đâu. Hôm bữa, ông chồng chị bị bệnh, ổng vô nằm viện. Bệnh thì... chị thấy cũng không quá nặng, vì ổng vẫn có thể tự đi lại được mà. Nhưng mà y tá nó chăm sóc ổng kỹ lắm. Nó không cho chị đụng vào cái gì hết đâu nha. Cái hôm đó, chị nhớ là cái phòng đó có 4 người nằm, chỉ có ông chồng chị là trẻ nhất. Ba người kia là già lắm rồi. Trong đó, có một bà cực kỳ khó chịu. Bả kỳ cục lắm nha. Bả mà ghét ai là bả hành hạ người đó đến chết. Hôm đó chị chứng kiến cảnh bả hành hạ anh chàng y tá đến cả vã mồ hôi hột luôn. Cứ vài phút là bả nhấn chuông kêu y tá, vài phút là bả nhấn, rồi bả đòi anh chàng đẩy đi ra vườn ngắm hoa ngắm cảnh, làm anh chàng chạy hụt hơi luôn.
Bà này thì chị thấy bả vẫn có thể tự đi vào nhà vệ sinh được, nhưng mà vì bả ghét anh chàng y tá này, nên bữa đó bả đái (tè) trên giường tới 4 lần. Mà mỗi lần như vậy, anh chàng y tá này phải lau chùi, rửa ráy, thay đồ cho bả, thay ra trải giường cho bả. Trời ơi, thấy mà tội cho anh chàng. Lúc đó, chị mới chợt nghĩ, cái bà này á nha, cho bả về bệnh viện Việt Nam nằm, chừng nửa ngày thôi là bả khỏi bệnh liền à. Tại ở đây sướng quá, được phục vụ kỹ quá nên bả cũng làm quá luôn.
Chị còn nhớ, cái hồi mà chị về Việt Nam thăm mẹ chị bị bệnh, nằm ở bệnh viện. Cái hôm đó có cô y tá, vào đưa cho cái ống và bảo lấy nước tiểu của bà cụ. Chị mới nói với chị gái chị "ủa, cái này y tá nó phải làm chứ! Làm sao mình biết cách mà làm?". Tại vì bà cụ đặt ống thông tiểu đó em. Thực sự thì làm sao chị biết mà lấy nước tiểu ra. Cái rồi chị gái chị bảo "không biết thì cũng phải làm, vì y tá nó không làm cho mình đâu". Chị nghe xong chỉ biết lắc đầu....
Còn ở đây (Úc) nó chăm sóc kỹ lắm đó em, nó không như ở bên mình. Chăm sóc bệnh nhân là nhiệm vụ của y tá, chứ không phải việc của người nhà. Người nhà là đến thăm thôi, nó không cho đụng vào. Em biết không, cái lúc mà chị đi sanh đó, mọi việc vệ sinh, rửa ráy của chị là y tá nó làm hết đó, em tin không? Y tá làm hết! Chị không phải làm cái gì cả.
Mà cái hôm chị đi sanh đó nha, chị mới nghe một bà hộ sanh bả phàn nàn là người Việt tụi mày trốn viện phí nhiều quá, nhất là cái tụi du học sinh. Tụi nó sanh con xong, nó ôm con bỏ trốn. Chị nghe mà cảm thấy nhục lắm! Chị mới nói với bả là tao cũng cảm thấy bức xúc thay cho mày và cũng cảm thấy xấu hổ lắm. Và tao nghĩ là tụi mày phải thay đổi một chút trong việc đặt tiền cọc thì mới mong là không bị thua lỗ. Tao ví dụ nhé, một ca sanh đẻ bình thường (không mổ), tổng chi phí là 8 ngàn đô. Thì mày phải yêu cầu cái bọn đó đặt cọc hết cả 8 ngàn đi. Sau khi nó đẻ xong, nếu có mổ và sau đó nó bỏ trốn thì mày vẫn không lỗ nặng. Bởi vì hiện tại, bệnh viện của mày yêu cầu đặt cọc có 2 ngàn à. Đẻ xong, nó trốn, mày lỗ nặng rồi còn gì. Đó là chưa kể nó sanh mổ, mày còn lỗ chết nữa. Cho nên, nghe tao đi, mày đề nghị lên giám đốc bệnh viện giải pháp này, cứ muốn đẻ là đặt cọc 8 ngàn. Chấm hết! Vậy đó em, nhiều người kỳ lắm! Làm cho mình đi đâu, làm gì cũng bị ... giống như là "kỳ thị" vậy đó em.
Ờ mà cái vụ chăm sóc sản phụ ở đây nó khác mình lắm em. Mới đẻ xong, nó đưa cho bộ đồ (quần áo) và bắt mình đi tắm. Muốn ăn gì thì ăn, uống gì thì uống. Muốn đi đâu thì đi. Nó không kiêng thứ gì cả. Tới bữa ăn, nó đưa cho cái menu (thực đơn) như ở nhà hàng vậy. Mình chỉ việc nằm đó và gọi món, y tá sẽ bưng đồ ăn vào cho mình. Ăn xong, y tá dọn. Còn ở mình (Việt Nam) thì kiêng cữ đủ thứ hết trơn. Nào là không ăn chua, nào là không uống đồ lạnh, nào là phải nằm lò than.... và người nhà vào làm tất tần tật.
Mình biết một cô, mới sang Úc để chăm sóc con gái sanh con đầu lòng. Cô cũng kể đầy hào hứng những trải nghiệm về dịch vụ ở bệnh viện ở đây là như vậy như vậy. Và có một điều làm cô ngạc nhiên, cô nói: Sau khi con gái cô sanh xong, cô định đi vào thăm nó nhưng nó không cho cô vào. Nó chỉ cho anh chồng vào thôi. Nó bảo là nó chỉ cho người nhà vào thôi. Chồng là người nhà của sản phụ, còn mẹ chỉ là người thân. Mình là người thân nên nó không cho vào. Kể xong, cô cười hì hì với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc của một bà ngoại.
Lại nói về vấn đề du học sinh nữ sinh con xong, trốn viện phí. Mình không rõ là du học sinh theo diện tự túc hay học bổng (tuỳ loại). Bởi vì, đối với học bổng chính phủ Úc thì có OSHC (bảo hiểm y tế cho du học sinh) chi trả toàn bộ rồi [*]. Có lẽ, những trường hợp trốn viện phí đó là những du học sinh tự túc hoặc những người trốn visa. Có lẽ thế!
Melbourne, July 12th, 2015
An Nguyen
[*] Phải ở Úc đủ 12 tháng, sau đó mang thai, tính từ thời điểm bắt đầu mang thai thì mới được bảo hiểm chi trả toàn bộ.
Bệnh viện ở đây nó tốt lắm em. Nó không như bên Việt Nam mình đâu. Hôm bữa, ông chồng chị bị bệnh, ổng vô nằm viện. Bệnh thì... chị thấy cũng không quá nặng, vì ổng vẫn có thể tự đi lại được mà. Nhưng mà y tá nó chăm sóc ổng kỹ lắm. Nó không cho chị đụng vào cái gì hết đâu nha. Cái hôm đó, chị nhớ là cái phòng đó có 4 người nằm, chỉ có ông chồng chị là trẻ nhất. Ba người kia là già lắm rồi. Trong đó, có một bà cực kỳ khó chịu. Bả kỳ cục lắm nha. Bả mà ghét ai là bả hành hạ người đó đến chết. Hôm đó chị chứng kiến cảnh bả hành hạ anh chàng y tá đến cả vã mồ hôi hột luôn. Cứ vài phút là bả nhấn chuông kêu y tá, vài phút là bả nhấn, rồi bả đòi anh chàng đẩy đi ra vườn ngắm hoa ngắm cảnh, làm anh chàng chạy hụt hơi luôn.
Bà này thì chị thấy bả vẫn có thể tự đi vào nhà vệ sinh được, nhưng mà vì bả ghét anh chàng y tá này, nên bữa đó bả đái (tè) trên giường tới 4 lần. Mà mỗi lần như vậy, anh chàng y tá này phải lau chùi, rửa ráy, thay đồ cho bả, thay ra trải giường cho bả. Trời ơi, thấy mà tội cho anh chàng. Lúc đó, chị mới chợt nghĩ, cái bà này á nha, cho bả về bệnh viện Việt Nam nằm, chừng nửa ngày thôi là bả khỏi bệnh liền à. Tại ở đây sướng quá, được phục vụ kỹ quá nên bả cũng làm quá luôn.
Chị còn nhớ, cái hồi mà chị về Việt Nam thăm mẹ chị bị bệnh, nằm ở bệnh viện. Cái hôm đó có cô y tá, vào đưa cho cái ống và bảo lấy nước tiểu của bà cụ. Chị mới nói với chị gái chị "ủa, cái này y tá nó phải làm chứ! Làm sao mình biết cách mà làm?". Tại vì bà cụ đặt ống thông tiểu đó em. Thực sự thì làm sao chị biết mà lấy nước tiểu ra. Cái rồi chị gái chị bảo "không biết thì cũng phải làm, vì y tá nó không làm cho mình đâu". Chị nghe xong chỉ biết lắc đầu....
Còn ở đây (Úc) nó chăm sóc kỹ lắm đó em, nó không như ở bên mình. Chăm sóc bệnh nhân là nhiệm vụ của y tá, chứ không phải việc của người nhà. Người nhà là đến thăm thôi, nó không cho đụng vào. Em biết không, cái lúc mà chị đi sanh đó, mọi việc vệ sinh, rửa ráy của chị là y tá nó làm hết đó, em tin không? Y tá làm hết! Chị không phải làm cái gì cả.
Mà cái hôm chị đi sanh đó nha, chị mới nghe một bà hộ sanh bả phàn nàn là người Việt tụi mày trốn viện phí nhiều quá, nhất là cái tụi du học sinh. Tụi nó sanh con xong, nó ôm con bỏ trốn. Chị nghe mà cảm thấy nhục lắm! Chị mới nói với bả là tao cũng cảm thấy bức xúc thay cho mày và cũng cảm thấy xấu hổ lắm. Và tao nghĩ là tụi mày phải thay đổi một chút trong việc đặt tiền cọc thì mới mong là không bị thua lỗ. Tao ví dụ nhé, một ca sanh đẻ bình thường (không mổ), tổng chi phí là 8 ngàn đô. Thì mày phải yêu cầu cái bọn đó đặt cọc hết cả 8 ngàn đi. Sau khi nó đẻ xong, nếu có mổ và sau đó nó bỏ trốn thì mày vẫn không lỗ nặng. Bởi vì hiện tại, bệnh viện của mày yêu cầu đặt cọc có 2 ngàn à. Đẻ xong, nó trốn, mày lỗ nặng rồi còn gì. Đó là chưa kể nó sanh mổ, mày còn lỗ chết nữa. Cho nên, nghe tao đi, mày đề nghị lên giám đốc bệnh viện giải pháp này, cứ muốn đẻ là đặt cọc 8 ngàn. Chấm hết! Vậy đó em, nhiều người kỳ lắm! Làm cho mình đi đâu, làm gì cũng bị ... giống như là "kỳ thị" vậy đó em.
Ờ mà cái vụ chăm sóc sản phụ ở đây nó khác mình lắm em. Mới đẻ xong, nó đưa cho bộ đồ (quần áo) và bắt mình đi tắm. Muốn ăn gì thì ăn, uống gì thì uống. Muốn đi đâu thì đi. Nó không kiêng thứ gì cả. Tới bữa ăn, nó đưa cho cái menu (thực đơn) như ở nhà hàng vậy. Mình chỉ việc nằm đó và gọi món, y tá sẽ bưng đồ ăn vào cho mình. Ăn xong, y tá dọn. Còn ở mình (Việt Nam) thì kiêng cữ đủ thứ hết trơn. Nào là không ăn chua, nào là không uống đồ lạnh, nào là phải nằm lò than.... và người nhà vào làm tất tần tật.
Mình biết một cô, mới sang Úc để chăm sóc con gái sanh con đầu lòng. Cô cũng kể đầy hào hứng những trải nghiệm về dịch vụ ở bệnh viện ở đây là như vậy như vậy. Và có một điều làm cô ngạc nhiên, cô nói: Sau khi con gái cô sanh xong, cô định đi vào thăm nó nhưng nó không cho cô vào. Nó chỉ cho anh chồng vào thôi. Nó bảo là nó chỉ cho người nhà vào thôi. Chồng là người nhà của sản phụ, còn mẹ chỉ là người thân. Mình là người thân nên nó không cho vào. Kể xong, cô cười hì hì với vẻ mặt rạng ngời hạnh phúc của một bà ngoại.
Lại nói về vấn đề du học sinh nữ sinh con xong, trốn viện phí. Mình không rõ là du học sinh theo diện tự túc hay học bổng (tuỳ loại). Bởi vì, đối với học bổng chính phủ Úc thì có OSHC (bảo hiểm y tế cho du học sinh) chi trả toàn bộ rồi [*]. Có lẽ, những trường hợp trốn viện phí đó là những du học sinh tự túc hoặc những người trốn visa. Có lẽ thế!
Melbourne, July 12th, 2015
An Nguyen
[*] Phải ở Úc đủ 12 tháng, sau đó mang thai, tính từ thời điểm bắt đầu mang thai thì mới được bảo hiểm chi trả toàn bộ.
No comments:
Post a Comment