Ai cũng vậy, khi học bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều cần có môi trường để duy trì nó. Người Việt chúng ta, ở trong nước học tiếng Anh cũng "trần ai" lắm. Học ở trường lớp hoặc trung tâm, mỗi nơi dạy một kiểu. Về đến nhà, ta lại không có nhiều thời gian để đầu tư thêm. Rồi môi trường làm việc, học tập lại không dùng đến tiếng Anh nhiều. Vậy là, những ai học tiếng Anh hoài mà chưa tiến bộ thì có vô vàn lý do để lý giải "hiện tượng".
Tương tự như vậy, các bạn người Úc gốc Việt cũng thế. Sinh ra và lớn lên trong môi trường nói toàn tiếng Anh. Môi trường nói tiếng Việt chỉ được duy trì trong phạm vi gia đình. Các bậc phụ huynh ở đây cũng rất nỗ lực trong việc dạy tiếng Việt cho con mình. Tuy vậy, tiếng Việt của các bạn này dĩ nhiên là không thể nào tốt như người Việt trong nước được. Các bạn nói để cha mẹ có thể hiểu được bằng tiếng Việt, đã là một điều may mắn lắm.
Năm ngoái, mình có bon chen tham gia một hội thảo của các bạn thanh niên người Úc gốc Việt. Các bạn thật năng động. Các bạn được tự do sáng tạo, tự do phát biểu những suy nghĩ cá nhân và tự do luận đàm những điều mà các bạn quan tâm. Thế nhưng, ngôn ngữ chính của hội thảo đó là tiếng Anh. Vì có rất nhiều bạn thanh niên không hiểu được tiếng Việt. Và đó chính là điều khiến mình có chút bất ngờ. Bởi lẽ, mình nghĩ một cách thuần tuý rằng hội thảo cho người gốc Việt thì chắc chắn là nói tiếng Việt. Nhưng không. Họ nói tiếng Anh. Cũng có một vài bạn nói tiếng Việt, gọi là cố gắng diễn giải bằng tiếng Việt. Thì mình lại nhìn thấy đâu đó, có những bạn đang "dịch lại" sang tiếng Anh cho người bạn bên cạnh. Chính vì môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt có phần hạn chế, và tiếng Việt cũng thật sự phức tạp nên khả năng tiếng Việt của các bạn ấy giống như các bạn học sinh cấp 2 hoặc cấp 3 học tiếng Anh vậy.
Đơn cử một vài câu chuyện hài hước liên quan đến tiếng Việt ở đây. Chuyện là vầy...
Có một cháu bé nọ, chuẩn bị đi vào trường mầm non. Nếu ở Việt Nam, có lẽ bé nói tiếng Việt cũng sỏi lắm. Nhưng ở đây, bé nói tiếng Việt mà mình gần như ... không hiểu. Sau mỗi câu nói của bé, mình đều nhờ bố hoặc mẹ của bé dịch lại. Một bữa nọ, mình chơi với bé và hỏi:
- Con mấy tuổi rồi?
- Con mấy tuổi rồi 3
Rồi một câu chuyện khác, một bạn thanh niên trên đường đi học về, thấy hai chiếc xe đụng nhau. Chiếc xe tải đâm vào chiếc xe con. Bạn này về nhà, cố gắng kể cho mẹ nghe câu chuyện tai nạn đó bằng tiếng Việt. Bạn hào hứng: Mẹ ơi, con thấy có hai cái xe nó đánh nhau trên đường. Cái xe tải nó đánh cái xe con! Có nghĩa là, bạn ấy đang cố gắng dịch từ "hit" trong tiếng Anh sang tiếng Việt "đánh nhau". Và thế là có câu chuyện "hai cái xe đánh nhau"!
Một bạn khác, khi ông ngoại từ Việt Nam sang chơi, đã gọi ông ngoại bằng "nó". Bạn ấy nói gì đó mà ông không hiểu, nên bạn đã đi nói với mẹ bạn rằng: "Con nói mà nó không có hiểu!". Trong tiếng Anh, đơn giản là câu "he does not understand". Bạn ấy chỉ dịch đơn thuần "word by word" từ Anh sang Việt. Do đó, các câu nói của các bạn ấy thường không "văn hoa bay bướm" như chúng ta thường dùng. Và cũng không xưng hô đúng cách như văn hoá Việt. Với các bạn ấy, cách xưng hô của Việt Nam ta thật quá phức tạp. Trong khi tiếng Anh chỉ có hai từ "YOU - ME". Còn tiếng Việt, thật sự quá phong phú trong cách xưng hô, nào là cô dì chú cậu bác anh ông bà, vân vân và vân vân. Và dĩ nhiên, bạn ấy đã được mẹ điều chỉnh là "không được gọi ông bằng nó, mà phải gọi là ông".
Rồi một bạn nhỏ khác, bạn nhỏ này đang học tiếng Việt. Mà bạn nhỏ này không ở Úc nhé, bạn ấy ở Mỹ. Một bữa nọ, bạn ấy làm bài tập về nhà. Có bài tập là:
Điền vào chỗ trống cho câu sau đây: Chị ngã em .....
Đố các bạn biết bạn ấy sẽ điền từ gì? Kết quả của bạn ấy là: Chị ngã, em gọi 911
Đáp án đó rất đúng với thực tế đó chứ nhỉ?
Tóm lại là, tiếng Việt thật sự rất khó!
Melbourne, July 16th, 2015
An Nguyen
Tương tự như vậy, các bạn người Úc gốc Việt cũng thế. Sinh ra và lớn lên trong môi trường nói toàn tiếng Anh. Môi trường nói tiếng Việt chỉ được duy trì trong phạm vi gia đình. Các bậc phụ huynh ở đây cũng rất nỗ lực trong việc dạy tiếng Việt cho con mình. Tuy vậy, tiếng Việt của các bạn này dĩ nhiên là không thể nào tốt như người Việt trong nước được. Các bạn nói để cha mẹ có thể hiểu được bằng tiếng Việt, đã là một điều may mắn lắm.
Năm ngoái, mình có bon chen tham gia một hội thảo của các bạn thanh niên người Úc gốc Việt. Các bạn thật năng động. Các bạn được tự do sáng tạo, tự do phát biểu những suy nghĩ cá nhân và tự do luận đàm những điều mà các bạn quan tâm. Thế nhưng, ngôn ngữ chính của hội thảo đó là tiếng Anh. Vì có rất nhiều bạn thanh niên không hiểu được tiếng Việt. Và đó chính là điều khiến mình có chút bất ngờ. Bởi lẽ, mình nghĩ một cách thuần tuý rằng hội thảo cho người gốc Việt thì chắc chắn là nói tiếng Việt. Nhưng không. Họ nói tiếng Anh. Cũng có một vài bạn nói tiếng Việt, gọi là cố gắng diễn giải bằng tiếng Việt. Thì mình lại nhìn thấy đâu đó, có những bạn đang "dịch lại" sang tiếng Anh cho người bạn bên cạnh. Chính vì môi trường giao tiếp bằng tiếng Việt có phần hạn chế, và tiếng Việt cũng thật sự phức tạp nên khả năng tiếng Việt của các bạn ấy giống như các bạn học sinh cấp 2 hoặc cấp 3 học tiếng Anh vậy.
Đơn cử một vài câu chuyện hài hước liên quan đến tiếng Việt ở đây. Chuyện là vầy...
Có một cháu bé nọ, chuẩn bị đi vào trường mầm non. Nếu ở Việt Nam, có lẽ bé nói tiếng Việt cũng sỏi lắm. Nhưng ở đây, bé nói tiếng Việt mà mình gần như ... không hiểu. Sau mỗi câu nói của bé, mình đều nhờ bố hoặc mẹ của bé dịch lại. Một bữa nọ, mình chơi với bé và hỏi:
- Con mấy tuổi rồi?
- Con mấy tuổi rồi 3
Rồi một câu chuyện khác, một bạn thanh niên trên đường đi học về, thấy hai chiếc xe đụng nhau. Chiếc xe tải đâm vào chiếc xe con. Bạn này về nhà, cố gắng kể cho mẹ nghe câu chuyện tai nạn đó bằng tiếng Việt. Bạn hào hứng: Mẹ ơi, con thấy có hai cái xe nó đánh nhau trên đường. Cái xe tải nó đánh cái xe con! Có nghĩa là, bạn ấy đang cố gắng dịch từ "hit" trong tiếng Anh sang tiếng Việt "đánh nhau". Và thế là có câu chuyện "hai cái xe đánh nhau"!
Một bạn khác, khi ông ngoại từ Việt Nam sang chơi, đã gọi ông ngoại bằng "nó". Bạn ấy nói gì đó mà ông không hiểu, nên bạn đã đi nói với mẹ bạn rằng: "Con nói mà nó không có hiểu!". Trong tiếng Anh, đơn giản là câu "he does not understand". Bạn ấy chỉ dịch đơn thuần "word by word" từ Anh sang Việt. Do đó, các câu nói của các bạn ấy thường không "văn hoa bay bướm" như chúng ta thường dùng. Và cũng không xưng hô đúng cách như văn hoá Việt. Với các bạn ấy, cách xưng hô của Việt Nam ta thật quá phức tạp. Trong khi tiếng Anh chỉ có hai từ "YOU - ME". Còn tiếng Việt, thật sự quá phong phú trong cách xưng hô, nào là cô dì chú cậu bác anh ông bà, vân vân và vân vân. Và dĩ nhiên, bạn ấy đã được mẹ điều chỉnh là "không được gọi ông bằng nó, mà phải gọi là ông".
Rồi một bạn nhỏ khác, bạn nhỏ này đang học tiếng Việt. Mà bạn nhỏ này không ở Úc nhé, bạn ấy ở Mỹ. Một bữa nọ, bạn ấy làm bài tập về nhà. Có bài tập là:
Điền vào chỗ trống cho câu sau đây: Chị ngã em .....
Đố các bạn biết bạn ấy sẽ điền từ gì? Kết quả của bạn ấy là: Chị ngã, em gọi 911
Đáp án đó rất đúng với thực tế đó chứ nhỉ?
Tóm lại là, tiếng Việt thật sự rất khó!
Melbourne, July 16th, 2015
An Nguyen
No comments:
Post a Comment