Mình đã từng nghe nhiều câu chuyện về người Việt làm nails ở Mỹ, có vui có buồn. Nhưng nghề nào cũng là nghề, cũng là mưu sinh cả. Và đồng tiền nào họ làm ra cũng là mồ hôi nước mắt, cặm cụi lao động, chứ chẳng ích sướng gì. Thế nhưng, nails cũng có muôn hình vạn trạng, biến tấu nên có người thành công, có người không.
Rồi một lần tình cờ, mình coi được một video clip ngắn của cô nàng Anjelah Johnson trên youtube (1). Cô nói trong một chương trình Talk Comedy về Nail Salon của người Việt ở Mỹ. Những câu cô nói, những cách biểu cảm của cô ấy khiến mình cảm thấy có chút thiếu tôn trọng người Việt. Nhất là cái cách cô nói về "người Việt nói tiếng Anh" trong tiệm nails, khiến mình có chút giận. Ừ thì cô ta có điều kiện, cô ta nói tiếng Anh giỏi nhưng cũng đừng vì thế mà đem khiếm khuyết của người khác ra làm trò cười (cô này não ngắn!). Và càng giận hơn khi cái giọng cười rôm rả trong clip. Ghét thật là ghét! Giận, ghét vậy thôi chứ cũng chả làm được gì :(
Lúc xem clip, mình nghĩ: Giọng này là của người Thái, chứ nào phải người Việt Nam. Cô này "thiếu hiểu biết về chủng tộc!!!!
Và rồi, trong thời gian ở Úc, mình cũng thấy có rất nhiều tiệm nails của người Việt. Lúc đầu, chỉ đi ngang qua thôi, vì mình không có nhu cầu ở đó. Nails, tóc mình đều tự cắt hết (cái tính vốn tiết kiệm là thế!). Chính vì không vào đó làm đẹp nên mình chẳng thể biết được người Việt làm nails ở Úc ra sao.
Sau đó, mình bắt đầu theo chồng đến tiệm cắt tóc. Tóc nam mình không biết cắt, chứ nếu biết là mình "xử" luôn, chứ chẳng để "tiệm nó ăn" ;). May mắn là tính tình chồng cũng biết tiết kiệm chi tiêu. Thành ra, hai vợ chồng cứ phải dòm ngó các tiệm nails/tóc giá rẻ nhưng chất lượng, và chịu khó trải nghiệm để tìm ra tiệm hài lòng nhất.
Theo trải nghiệm, tiệm nails có thể chia làm 3 loại (2):
Loại 1: nằm trong khu shopping lớn (kiểu như chợ Huyện ấy). Những tiệm như thế này thì hoành tráng và có quy mô. Nhân viên đông, có khi cả chục người. Và giá cả thì cao ngất. Có lần, chồng vào cắt tóc nam, giá là $35 đô. Chỉ là trải nghiệm, nên vào một lần rồi thôi.
Loại 2: nằm ở các khu shopping nhỏ hơn tí (có thể gọi là dạng như chợ Xã). Những tiệm này nhỏ hơn, quy mô gia đình và không được trang trí hoành tráng cho lắm. Cắt tóc nam ở đây giá $20 đô. Cũng không tệ!
Loại 3: nằm trong khu vực dân cư, có các shop cơ bản như rau củ quả, cửa hàng thức ăn nhanh (kiểu chợ làng). Trong một lần tình cờ, hai vợ chồng đi mua pizza và phát hiện ra tiệm nails "làng" này. Tiệm này nhỏ, không hoành tráng nhưng sạch sẽ. Con người thân thiện. Giá cắt tóc nam chỉ có $13 đô. Quá rẻ! Và vì những ưu điểm của tiệm nên hai vợ chồng gắn bó với tiệm như khách hàng thân thiết!
* Về hình thức, ở mỗi loại tiệm cũng khác nhau:
Loại 1: Thường có đồng phục cho nhân viên. Nhân viên thường phải trang điểm
Loại 2: Không có đồng phục. Nhân viên thì tuỳ người, ai thích đẹp thì trang điểm, còn không thì thôi. Miễn gọn đẹp là được.
Loại 3: Không đồng phục, không trang điểm. Nói chung là không chủ ý làm đẹp bản thân. Cái chính là sạch sẽ, gọn gàng.
* Về giao tiếp, cái này thì rõ rệt nhất và ở khâu này, mình nhận thấy cái cô nàng Anjelah Johnson nói không sai nhưng chỉ có điều là nói hơi quá.
Loại 1: Những tiệm này có tuyển người ngoài vào làm, cho nên thành phần nhân viên có khi bao gồm cả du học sinh. Do đó, khả năng giao tiếp tiếng Anh cũng tốt. Bước vào những tiệm này, mình được chào mời "ghê gớm". Thế nhưng, cái cảm giác nó "không thật" (đối với mình). Người ta cười cười nói nói nhưng mình không có ý định quay trở lại lần 2. Đơn giản là vì không thích, chứ không hẳn là vì giá cao.
Loại 2: Những tiệm này có nhận dạy nghề, nhưng cũng đa phần là người quen, hoặc có họ hàng với nhau. Khả năng nói tiếng Anh cũng lưu loát, chứ không đến mức "hài" như nàng Anjelah Johnson đã phản ánh. Vào những tiệm như thế này, dĩ nhiên là cũng được chào đón. Và trong quá trình "làm đẹp" thì nhân viên cũng cố gắng tỏ ra thân thiện và hỏi rất nhiều câu "kiểu riêng tư". Riêng mình cảm nhận, có thể ghé lại lần 2 nhưng cũng không thích lắm vì không thật sự thoải mái!
Loại 3: Hợp với bản chất "làng quê" của mình! Bước chân vào tiệm, mình cũng được chào đón đon đả nhưng cái cách chào đón nó chân chất đến lạ. Và các câu nói tiếng Anh (có phần vụng về) của nhân viên với chồng mình, mình cảm thấy có chút "xót xa". Vì sao ư? Chỉ cần quan sát và nói vài câu tiếng Anh thôi thì cũng đủ hiểu "hoàn cảnh" của họ: Mưu sinh! Vì mưu sinh, họ không có điều kiện để học tiếng Anh cho đàng hoàng (có thể có lý do khác). Nhưng thử nghĩ xem, nếu họ có điều kiện, họ đã chẳng phải "mở tiệm nail trong làng" rồi! Thế rồi, phần vì rẻ, phần vì thoải mái nên hai vợ chồng cứ đến đó cắt tóc, chẳng đi đâu nữa và cũng chẳng tìm kiếm tiệm mới nữa.
Đến lúc này, mới thấy là cô nàng Anjelah Johnson nói đúng. Đó là người Việt nói tiếng Anh, không phải người Thái. Mà cũng có lẽ là cô này chỉ vào tiệm LOẠI 3 để làm nails, làm tóc, cho nên quy kết cho toàn bộ người Việt làm nails ở Mỹ!
Melbourne, 03/08/2016
An Nguyen
* Chú thích:
(1) Link: https://www.youtube.com/watch?v=Ac_gUtEvv1w
(2) Sự phân loại này mang tính chủ quan của người quan sát. Thế nên, không thể đánh đồng hoặc quy kết chung cho toàn bộ tiệm nails người Việt tại Úc nhé!
Rồi một lần tình cờ, mình coi được một video clip ngắn của cô nàng Anjelah Johnson trên youtube (1). Cô nói trong một chương trình Talk Comedy về Nail Salon của người Việt ở Mỹ. Những câu cô nói, những cách biểu cảm của cô ấy khiến mình cảm thấy có chút thiếu tôn trọng người Việt. Nhất là cái cách cô nói về "người Việt nói tiếng Anh" trong tiệm nails, khiến mình có chút giận. Ừ thì cô ta có điều kiện, cô ta nói tiếng Anh giỏi nhưng cũng đừng vì thế mà đem khiếm khuyết của người khác ra làm trò cười (cô này não ngắn!). Và càng giận hơn khi cái giọng cười rôm rả trong clip. Ghét thật là ghét! Giận, ghét vậy thôi chứ cũng chả làm được gì :(
Lúc xem clip, mình nghĩ: Giọng này là của người Thái, chứ nào phải người Việt Nam. Cô này "thiếu hiểu biết về chủng tộc!!!!
Và rồi, trong thời gian ở Úc, mình cũng thấy có rất nhiều tiệm nails của người Việt. Lúc đầu, chỉ đi ngang qua thôi, vì mình không có nhu cầu ở đó. Nails, tóc mình đều tự cắt hết (cái tính vốn tiết kiệm là thế!). Chính vì không vào đó làm đẹp nên mình chẳng thể biết được người Việt làm nails ở Úc ra sao.
Sau đó, mình bắt đầu theo chồng đến tiệm cắt tóc. Tóc nam mình không biết cắt, chứ nếu biết là mình "xử" luôn, chứ chẳng để "tiệm nó ăn" ;). May mắn là tính tình chồng cũng biết tiết kiệm chi tiêu. Thành ra, hai vợ chồng cứ phải dòm ngó các tiệm nails/tóc giá rẻ nhưng chất lượng, và chịu khó trải nghiệm để tìm ra tiệm hài lòng nhất.
Theo trải nghiệm, tiệm nails có thể chia làm 3 loại (2):
Loại 1: nằm trong khu shopping lớn (kiểu như chợ Huyện ấy). Những tiệm như thế này thì hoành tráng và có quy mô. Nhân viên đông, có khi cả chục người. Và giá cả thì cao ngất. Có lần, chồng vào cắt tóc nam, giá là $35 đô. Chỉ là trải nghiệm, nên vào một lần rồi thôi.
Loại 2: nằm ở các khu shopping nhỏ hơn tí (có thể gọi là dạng như chợ Xã). Những tiệm này nhỏ hơn, quy mô gia đình và không được trang trí hoành tráng cho lắm. Cắt tóc nam ở đây giá $20 đô. Cũng không tệ!
Loại 3: nằm trong khu vực dân cư, có các shop cơ bản như rau củ quả, cửa hàng thức ăn nhanh (kiểu chợ làng). Trong một lần tình cờ, hai vợ chồng đi mua pizza và phát hiện ra tiệm nails "làng" này. Tiệm này nhỏ, không hoành tráng nhưng sạch sẽ. Con người thân thiện. Giá cắt tóc nam chỉ có $13 đô. Quá rẻ! Và vì những ưu điểm của tiệm nên hai vợ chồng gắn bó với tiệm như khách hàng thân thiết!
* Về hình thức, ở mỗi loại tiệm cũng khác nhau:
Loại 1: Thường có đồng phục cho nhân viên. Nhân viên thường phải trang điểm
Loại 2: Không có đồng phục. Nhân viên thì tuỳ người, ai thích đẹp thì trang điểm, còn không thì thôi. Miễn gọn đẹp là được.
Loại 3: Không đồng phục, không trang điểm. Nói chung là không chủ ý làm đẹp bản thân. Cái chính là sạch sẽ, gọn gàng.
* Về giao tiếp, cái này thì rõ rệt nhất và ở khâu này, mình nhận thấy cái cô nàng Anjelah Johnson nói không sai nhưng chỉ có điều là nói hơi quá.
Loại 1: Những tiệm này có tuyển người ngoài vào làm, cho nên thành phần nhân viên có khi bao gồm cả du học sinh. Do đó, khả năng giao tiếp tiếng Anh cũng tốt. Bước vào những tiệm này, mình được chào mời "ghê gớm". Thế nhưng, cái cảm giác nó "không thật" (đối với mình). Người ta cười cười nói nói nhưng mình không có ý định quay trở lại lần 2. Đơn giản là vì không thích, chứ không hẳn là vì giá cao.
Loại 2: Những tiệm này có nhận dạy nghề, nhưng cũng đa phần là người quen, hoặc có họ hàng với nhau. Khả năng nói tiếng Anh cũng lưu loát, chứ không đến mức "hài" như nàng Anjelah Johnson đã phản ánh. Vào những tiệm như thế này, dĩ nhiên là cũng được chào đón. Và trong quá trình "làm đẹp" thì nhân viên cũng cố gắng tỏ ra thân thiện và hỏi rất nhiều câu "kiểu riêng tư". Riêng mình cảm nhận, có thể ghé lại lần 2 nhưng cũng không thích lắm vì không thật sự thoải mái!
Loại 3: Hợp với bản chất "làng quê" của mình! Bước chân vào tiệm, mình cũng được chào đón đon đả nhưng cái cách chào đón nó chân chất đến lạ. Và các câu nói tiếng Anh (có phần vụng về) của nhân viên với chồng mình, mình cảm thấy có chút "xót xa". Vì sao ư? Chỉ cần quan sát và nói vài câu tiếng Anh thôi thì cũng đủ hiểu "hoàn cảnh" của họ: Mưu sinh! Vì mưu sinh, họ không có điều kiện để học tiếng Anh cho đàng hoàng (có thể có lý do khác). Nhưng thử nghĩ xem, nếu họ có điều kiện, họ đã chẳng phải "mở tiệm nail trong làng" rồi! Thế rồi, phần vì rẻ, phần vì thoải mái nên hai vợ chồng cứ đến đó cắt tóc, chẳng đi đâu nữa và cũng chẳng tìm kiếm tiệm mới nữa.
Đến lúc này, mới thấy là cô nàng Anjelah Johnson nói đúng. Đó là người Việt nói tiếng Anh, không phải người Thái. Mà cũng có lẽ là cô này chỉ vào tiệm LOẠI 3 để làm nails, làm tóc, cho nên quy kết cho toàn bộ người Việt làm nails ở Mỹ!
Melbourne, 03/08/2016
An Nguyen
* Chú thích:
(1) Link: https://www.youtube.com/watch?v=Ac_gUtEvv1w
(2) Sự phân loại này mang tính chủ quan của người quan sát. Thế nên, không thể đánh đồng hoặc quy kết chung cho toàn bộ tiệm nails người Việt tại Úc nhé!
No comments:
Post a Comment