Sunday, October 19, 2014

Nhạt

20/10 - Ngày phụ nữ Việt Nam... chợt nghĩ về bình đẳng giới...
--- Nhạt ---
Thú thực là mình không có hứng thú với việc "dồn dập" hoa quà vào các ngày Lễ ở nước mình. Mỗi năm, PNVN hình như có 3 ngày "sung sướng": 8/3, 20/10, và 14/2. Còn ngày nào nữa không nhỉ? Tại sao lại chỉ 3 ngày? Thế còn 362 ngày kia, PNVN là cái "khỉ" gì? (xin lỗi vì dùng từ không hay). Làm quần quật, tối mặt tối mày ở cơ quan, về nhà tối mắt tối mũi với công việc nhà.... Mặt dù xu hướng bình đẳng giới đã đang có tác động tích cực trong việc "đàn ông gánh vác việc nhà". Thế nhưng, cái việc làm "rầm rầm" với hoa khắp các cửa hàng, con đường ở đô thị, với cái giá chót vót trên trời.... Mình không thích tí nào! Quê mình, vẫn yên bình với các ngày. 365 ngày như nhau (trừ mỗi ngày Tết). Hạnh phúc bình dị chỉ là sự quan tâm lẫn nhau mỗi ngày, chứ không phải ôm 1 đống hoa về tặng trong 3 ngày/năm. Hãy thể hiện sự bình đẳng bằng việc tặng hoa hết 362 ngày luôn, các ông nhé! haha.... Đang mong 1 ngày PNVN có cả 365 ngày vui vẻ, chứ không chỉ 3 ngày....
Nói gì thì nói, thực lòng Từ An mong tất cả những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với mẹ, các dì/cô, các cô giáo, các chị, các ban nữ, các em gái, các trò nữ không chỉ ngày hôm nay mà trọng vẹn 365 ngày trong năm và hàng chục năm sau nữa ^^
Today is Vietnamese Women Day, that makes me think about gender inequality..... Gender inequality in developing countries is still a social issue. In Vietnam, it seems that we have 3 days that people, particularly men, show their love, respects toward women. These included: 8 Mar (Women Day), 20/10 (Vietnamese Women Day), and 14/2 (Valentine Day). I wonder that why there are only 3 days. What are about 362 days for the rest of a year? Women have been working 8 hours/day, as much as that of men, even they may work overtime. Then they spend more time in doing housework after they went back home from workplaces. But how many people can feel their feelings??? I am expecting that one day, Vietnamese women can have 365 days that they are treated as 3 current special days. Wishing all the best for all my female: relatives, teachers, friends, and students as well 

Sunday, October 12, 2014

Nghị lực của Từ An

Nghị lực của Từ An

Thứ Hai, 02 Tháng sáu 2014, 10:06 GMT+7 
Cô giáo trẻ Từ An
Sốt bại liệt cướp mất đôi chân từ năm lên 4 tuổi, nhưng Nguyễn Thị Từ An đã nỗ lực học tập, trở thành thạc sĩ ngành xã hội học, rồi được Trường ĐH Bình Dương nhận về làm giảng viên.
Cô giáo trẻ Từ An là một gương mặt rất đáng khâm phục bởi nghị lực vượt lên số phận để chạm ngõ những ước mơ, “rinh” nhiều thành tích và danh hiệu về cho mình. Từ An sinh năm 1984 tại xã Vạn Hưng - huyện Vạn Ninh - tỉnh Khánh Hoà trong một gia đình rất nghèo. Lên 4 tuổi, Từ An bị bệnh sốt bại liệt nhưng không có tiền chạy chữa. Khi người nhà vay được tiền, đưa An đi chữa trị thì đôi chân không còn cứng cáp nữa, dù đi lại được nhưng rất khó khăn, bước thấp bước cao và có thể té ngã bất cứ lúc nào. Thế nhưng, Từ An lại học rất giỏi. Năm 2005, An thi đậu vào Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM Khoa Xã hội học với ngôi vị thủ khoa. Cũng tại ngôi trường ĐH này, “CLB Đồng hành cùng các bạn sinh viên khuyết tật” ra đời do Từ An làm Chủ nhiệm. CLB không chỉ thu hút sinh viên khuyết tật trong trường mà sinh viên các trường bạn như ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh tế… cũng tham gia để chia sẻ và hỗ trợ lẫn nhau. Luận văn tốt nghiệp ĐH của Từ An về mảng hôn nhân của người khuyết tật đã giành được điểm tuyệt đối. Một lần nữa, Từ An trở thành thủ khoa cử nhân xã hội học, niên khóa 2005-2009.Không ngừng chinh phục con đường học vấn, Từ An tiếp tục học lên cao học, trở thành thạc sĩ xã hội học năm 2012.
Từ An chia sẻ: “Lúc còn nhỏ, tôi ước mơ làm bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Đến khi đi học thì tôi lại muốn làm giáo viên. Bây giờ, ước mơ của tôi đã thành sự thật. Tôi yêu công việc dạy học và nhất định sẽ gắn bó với công việc này mãi mãi”. Một đồng nghiệp trẻ của Từ An cho biết: “Cô An là người rất tốt bụng, hòa đồng, khi có gì không biết về chuyên môn chúng tôi hỏi thì cô An chia sẻ kinh nghiệm rất tận tình, đặc biệt là không giận ai bao giờ. Hơn hết, cô An rất thương yêu học trò, luôn quan tâm giúp đỡ các em sinh viên có hoàn cảnh khó khăn”.
Ngoài giờ dạy học, Từ An vẫn tiếp tục dành thời gian tham gia các hoạt động xã hội từ thiện, luôn hỗ trợ hết mình cho đàn em tại “CLB Đồng hành cùng các bạn sinh viên khuyết tật” của Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. Ngoài ra, Từ An cũng đang làm trợ lý cho một dự án liên quan đến người khuyết tật có tênNâng cao năng lực lãnh đạo cho phụ nữ khuyết tật mà chị rất tâm huyết và cố gắng hết sức để hoàn thành công việc này. Sắp tới, Từ An sẽ bắt tay vào học thêm chương trình thạc sĩ khoa học chuyên ngành về sức khỏe mà mình vừa nhận được học bổng toàn phần của Chính phủ Úc. Việc học nghiên cứu sinh lấy bằng tiến sĩ cũng là kế hoạch của Từ An trong tương lai.
Bài, ảnh: MINH NGUYÊN
Nguyễn Thị Từ An đã đạt nhiều thành tích và danh hiệu: Thanh niên tiêu biểu TP.HCM 2009, Người khuyết tật vượt lên số phận, bằng khen của TW Hội Sinh viên Việt Nam về thành tích xuất sắc trong công tác Hội và phong trào sinh viên năm 2007-2008, giải I Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường 2007 đề tài Quan niệm của người khuyết tật tại TP.HCM về tình yêu hôn nhân gia đình, giải nhì Euréka 2008 cấp thành phố, giải khuyến khích cấp bộ Sinh viên nghiên cứu khoa học 2008, top 10 danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2009...